Nghiệt ngã

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chúng ta đang ở thiên đường rồi, chết đâu cần quan tài, chết là hoá xác giữa trần ai.

Nếu ai đã đọc “Đèn Cù” của Trần Đĩnh sẽ thấy được bà Năm Cát Hanh Long những năm 1950s chết cũng còn khổ nhục thế nào, dù là một đại địa chủ giàu có nổi tiếng cả nước, cống hiến tất cả cho cách mạng, nhưng rồi khi chết chỉ được mua một cái quan tài nhỏ hơn cả người, bị ném và nhét vào trong bằng cách một số kẻ đạp xuống cho vừa chiếc hòm đó.

JPEG - 85.3 kb
Vì nghèo quá không có tiền thuê xe ô tô chở xác vợ từ bệnh về nên đành bó xác trong chiếc chiếu manh mà đi rong khắp đường quê heo hút. Ảnh: danviet.vn

Chúng ta đều hiểu, ai rồi cũng chết, nhưng có những cái chết sao cùng cực và bi thảm quá. Như chuyện vì nhà nghèo quá nên cha thiêu sống ba con rồi cũng tự tử. Ba chị em đói quá chết trên đường đi học về. Chuyện bố vợ chém chết con rể rồi chở xác bằng xe máy đến công an đầu thú chỉ vì để bảo vệ đứa con gái khổ hạnh trước người chồng rượu chè mà lại vũ phũ suốt bao năm. Nay thì chùng lòng cám cảnh hình ảnh người chồng cũng vì nghèo quá mà không cả có tiền thuê xe ô tô chở xác vợ từ bệnh viện phổi Sơn La về, nên đành bó xác trong chiếc chiếu manh mà đi rong khắp đường quê heo hút.

Khổ thật. Và xót xa nữa.

Bao trẻ em thì thất học vì thảm hoạ miền Trung biển chết, vùng Tây Nguyên hạn hán, phía miền Tây Nam Bộ ngập mặn. Những đứa được đi học thì còng lưng lên đóng các loại phí, rồi phải học thêm, phụ đạo đủ loại, thi cử liên miên, đến nỗi ở Tây Nguyên các em học sinh cấp 3 đã phải đến tận cổng trường “biểu tình” phản đối nhà trường về vấn đề ép học sinh học thêm (phụ đạo). Người nghèo khổ bán vé số “trái tuyến” (tức khác tỉnh) bị đè ngửa ra xử phạt 10.000.000 đồng và tịch thu toàn bộ số vé của người ta. Viện phí, học phí, lộ phí đều tăng trong năm 2016, thuế ô tô tăng vọt, giá xăng vẫn cao nhất thế giới, giá nông sản rẻ nhất, thu nhập thấp nhất, môi trường sống bất ổn và ô nhiễm nhất. Quỹ Bảo hiểm xã hội thì dần cạn kiệt, nền kinh tế đã không còn nguồn lực tái sinh. Tham nhũng vẫn đầy ra đấy. Chính phủ liên tiếp đi vay nước ngoài để chi trả thường xuyên và đầu tư công, rồi trả nợ quốc gia.

Bên cạnh những cái chết khốc liệt và ai oán, phía bên kia cuộc sống vẫn còn những cảnh bầu bán chức tước rất rôm rả và đầy hứa hẹn.

Cứ thế này, dân tình sẽ sống sao?

Nguồn: FB Luân Lê

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.