Ngoại Trưởng Úc Tiếp Xúc Với Đại Diện Đảng Việt Tân Và Nhóm Yểm Trợ Khối 8406

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân dịp Ngoại Trưởng (NT) Alexander Downer công tác tại Tây Úc, Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Michael Keenan đã tạo cơ hội cho Đảng Việt Tân và Nhóm Yểm Trợ Khối 8406 tại Tây Úc được gặp NT Alexander Downer để trao đổi một số vấn đề liên quan tới nhân quyền tại Việt Nam, buổi gặp gỡ đã bắt đầu vào lúc 2 giờ 40 chiều Thứ Ba, ngày 6/11/2007.

Đại diện Đảng Việt Tân tại Tây Úc gồm có ông Trần Trung Hiếu và ông Nguyễn Thành Đại, và đại diện cho Nhóm Yểm Trợ Khối 8406 tại Tây Úc gồm có ông Nguyễn Ngọc Dzoanh, ông Trần Ngọc Ánh và ông Phạm Lê Hoàng Nam.

Ngay khi bắt đầu buổi nói chuyện, ông Keenan đã nêu lên việc thiếu nhân quyền tại Việt Nam để phái đoàn có cơ hội nhập đề một cách dễ dàng. Đáp lại, ông Downer cũng nhấn mạnh rằng chủ trương của Đảng Tự Do là luôn luôn đẩy mạnh và quan tâm về vấn đề dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Tiếp theo đó phái đoàn đã ngỏ lời cám ơn Đảng Tự Do đã lên tiếng hỗ trợ phong trào dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam trong thời gian qua. Sau đó đã trình bầy một số các vụ đàn áp của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với những nhà Dân Chủ, từ vụ bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý, và gần đây nhất là vụ bắt bớ các chị em họ Lư (Thu Vân, Thu Trang và Thu Duyên) và Nguyễn Phương Anh. Để chứng minh những việc làm phi dân chủ và nhân quyền một cách thô bạo của nhà cầm quyền CSVN, ông Trần Trung Hiếu đã trao cho ông Ngoại Trưởng một tập hồ sơ do Đảng Việt Tân soạn thảo về những hiện trạng nêu trên.

Ông Phạm Lê Hoàng Nam đề nghị Bộ Ngoại Giao Úc gửi phái đoàn đến thăm các tù nhân lương tâm, các nhà đấu tranh Dân Chủ đang bị quản chế tại gia, cùng với những thành viên của Khối 8406 đang bị theo dõi, hành hung, tạo bất ổn cho cả gia đình họ. Ông đã trao cho Ngoại Trưởng một tập danh sách gồm có các nhà đấu tranh như: Đoàn Huy Chương, Nguyễn Văn Đài, Huỳnh Nguyên Đạo, Đoàn Văn Diên, Phạm Bá Hải, Vũ Hoàng Hải, Trần Thị Lệ Hằng, Trần Quốc Hiền, Nguyễn Tấn Hoành, Trương Quốc Huy, Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Phong, Nguyễn Ngọc Quang, Lê Nguyên Sang, Nguyễn Bình Thành, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Vũ Bình, Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Nguyễn Đình Huy, Phan Văn Lợi, Thích Thiện Minh, Lê Quốc Quân, BS Nguyễn Đan Quế, BS Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Công Chính, KS Đỗ Nam Hải, Trần Khuê, cụ Lê Quang Liêm, Du Lam Tân Vĩnh Phát, MS Nguyễn Hồng Quang, Hoàng Tiến, Phạm Văn Trội, Nguyễn Tiến Trung.

Sau khi nghe phái đoàn trình bày và nhận những tập hồ sơ nêu trên, Ông Ngoại Trưởng đã nói rằng, chính sách của Đảng Tự Do từ xưa đến giờ vẫn coi trọng vấn đề nhân quyền và dân chủ còn Lao Động (Labor) thì không, và sẽ tiếp tục đưòng lối này trong khả năng. Ông cũng phát biểu thêm là nên gửi những tin tức cập nhật cho ông, để có thể can thiệp kịp thời.

Đáp ứng lời yêu cầu của ông Ngoại Trưởng, ông Phạm Lê Hoàng Nam đã chuyển ngay cho NT Downer Bản Tin (News Letter) bằng tiếng Anh của NYTK8406-TU vừa mới ấn hành. Ông vui vẻ xem qua và cho rằng việc ấn hành Bản Tin như thế này rất hay, đúng như điều ông mới trình bày và đề nghị tiếp tục làm như thế để Chính Giới có tin tức cập nhật và dễ dàng hỗ trợ việc làm của Đảng Việt Tân và Nhóm YTK8406 nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung.

Phái đoàn cũng đã nhắc lại đề nghị của TT Bush và TT Howard trong dịp Hội Nghị APEC vừa qua, về việc thành lập Liên Hiệp Dân Chủ Á Châu (Asian Democratic Partnership) và nêu lên yếu tố cần thiết để thiết lập sự ổn dịnh trong vùng Á Châu Thái Bình Dương. Ông Downer đã trả lời rằng đương nhiên đây là chính sách của Đảng Tự Do và sẽ tiến hành trong giai đoạn rất gần cùng với chính phủ Nam Dương (Indonesia).

Trước khi kết thúc buổi gặp gỡ, anh Nguyễn Thành Đại đã lên tiếng kêu gọi Bộ Ngoại Giao Úc đề nghị Toà Đại Sứ Úc tại VN theo dõi và kêu gọi CSVN phải tôn trọng quyền biểu tình ôn hòa của người dân khiếu kiện.

Phái đoàn đã trao đổi rất thoải mái với NT Alexander Downer và TNS Michael Keenan trong 30 phút. Sau đó ông Downer đã đi thẳng ra phi trường để về Canberra.

JPEG - 22.6 kb
Ngoại Trưởng Úc Châu, Alexander Downer, Thượng Nghị Sĩ Micheal Keenan cùng các Đảng viên Việt Tân và thành viên Nhóm Yểm Trợ Khối 8406 tại Tây Úc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.