Ngư dân nói gì khi tòa án Hà Tĩnh trả lại đơn kiện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào sáng ngày 08 tháng 10 năm 2016, ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh, đã quyết định trả lại 506 lá đơn của ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An về việc kiện Formosa và yêu cầu Formosa bồi thường.

Trả lại đơn kiện

Tại cuộc họp giao ban báo chí tháng 09 năm 2016, vào sáng ngày 08 tháng 10 năm 2016 ông Nguyễn Văn Thắng – Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh, đã quyết định trả lại 506 lá đơn của ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An về việc kiện Formosa và yêu cầu Formosa bồi thường. Trong 506 lá đơn thì có 296 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong đánh bắt hải sản, 137 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong sản xuất muối, 68 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong nghề sản xuất nước, 3 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về nghề nuôi trồng thủy hải sản, 2 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nghề kinh doanh thủy sản ven biển. Tổng số tiền các hộ dân yêu cầu bồi thường thiệt hại là 56 tỉ đồng.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết lý do trả lại đơn kiện của TAND tỉnh Hà Tĩnh cho ngư dân: “Việc trả lại đơn căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể tại khoản 5 Điều 189 kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh lợi ích quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Điểm C khoản 1 Điều 192, sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong việc này, Chính phủ đã có Quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ”

Trong quyết định bồi thường đó, chỉ có ngư dân 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế được bồi thường, còn ngư dân Nghệ An thì không được bồi thường.

Phản ứng với việc tòa án trả đơn?

Vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016, hơn 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện, và tòa án thị xã Kỳ Anh đã tiếp nhận đơn, và họ hứa trong vòng 10 ngày sẽ trả lời cho việc những lá đơn đó có được chấp nhận hay không.

Trao đổi với chúng tôi, linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cho biết ông không bất ngờ trước việc mà tòa án tỉnh Hà Tĩnh trả lại đơn kiện của ngư dân, nhưng ông rất buồn và phẫn nộ trước hệ thống tư pháp của Việt Nam.

LM Nam chia sẻ:

Thứ nhất khi nhận lại đơn này tôi không bất ngờ, tôi không bất ngờ không phải vì phía tôi cũng không phải phía người ngư dân là chúng tôi làm sai, mà tôi không bất ngờ bởi vì hệ thống phi pháp Việt Nam ngày hôm nay cũng như là hiện tình của nhà nước ngày hôm nay, xem ra chính phủ và Formosa là một và chúng đang đứng về phía Formosa và quyết tâm để bảo vệ Formosa và bỏ rơi dân của mình. Vì điều đó mà tôi không chấp nhận tuy tôi cũng rất là buồn và phận nỗ khi mà một lần nữa họ minh định một điều chắc chắn rằng nhà cầm quyền này đang đứng về phía Formosa và mọi sự thuộc về Formosa.

Điều này chúng tôi đã thấy được rằng là có nhiều cái mà cơ sở này chính tòa án huyện Kỳ Anh căn cứ không đúng. Thứ nhất là thủ tướng chính phủ theo luật của các cấp chính phủ thì thủ tướng không có quyền ra quyết định như thế. Thứ hai là khoản 2 điều 307 bộ luật tố tụng nhân sự đã qui định trách nhiệm bồi thường cả vật chất cũng là trách nhiệm bồi thường trên những cơ sở vật chất hiện tình, hiện thực chứ không phải định mức ghi là thủ tướng ra quyết định. Và điều thứ ba là công ty Formosa không có ủy quyền cho chính phủ là giải quyết việc bồi thường thiệt hại cho người dân.

Và nói như vậy thì tòa án Hà Tĩnh đã lồng ghép điều này và bảo rằng nếu xét như vậy thì thứ nhất là đã có quyết định của thủ tướng về vấn đề xử lý vụ việc. Thứ hai là trong quyết định của thủ tướng đó thì cũng không nói đến những nạn nhân là những người ngư dân ở Nghệ An

Trong khi LM Nam không bất ngờ thì bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An rất bất ngờ và họ không nghĩ rằng, chính quyền Hà Tĩnh lại bao che cho Formosa làm khổ ngư dân như vậy.

Anh Nguyễn Quốc Phi một ngư dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An buồn bã chia sẻ:

“Dân ở đây rất bất ngờ và xôn xao về vấn đề đó”

Trước thông tin những lá đơn kiện của ngư dân bị tòa án tỉnh Hà Tỉnh trả về, thì nhiều ngư dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết họ rất bất ngờ với quyết định trên của tòa án Hà Tĩnh.

Chị Xoan ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh chia sẻ:

“Thực sự rất bất ngờ, vấn đề nó (chính quyền) trả đơn nhanh quá, kèm ra trả lời kết quả thì họ trả đơn luôn, thứ 2 tòa án thị xã Kỳ Anh không đủ thẩm quyền để thụ lý những lá đơn đó, thứ 3 bây giờ họ đang thách thức người dân”

Trong khi trả lại đơn kiện cho ngư dân thì tòa án tỉnh Hà Tĩnh nói rằng, ngư dân không chứng minh được thiệt hại do Formosa gây nên. Anh Phi ngư dân ở Nghệ An cho rằng, trong khi làm đơn kiện thì ngư dân ở đây đã thống kê thu nhập, thiệt hại trước và sau thảm họa đó.

“Đơn kiện thì có hết, những vấn đề trước khi hành nghề và sau khi hành nghề thiệt hại bao nhiêu thì họ đề ra hết”

Luật sư Trần Quốc Thuận cũng cho rằng, nhà nước đã nhận tiền đền bù của Formosa là 500 triệu Mỹ kim, trong khi chưa chứng minh được thiệt hại, nay ngư dân làm đơn chứng minh được thiệt hại để kiện Formosa thì tòa án lại không đồng ý, đó là điều vô lý:

“Nguyên tắc của đơn kiện theo luật dân sự, phải chứng minh mình bị thiệt hại lý do ra sao, nguyên nhân, mối quan hệ logic của vấn đề tạo ra”.

Tiếp tục kiện tiếp?

LM Nam cũng cho biết bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu sẽ tiếp tục làm đơn khiếu nại vào tòa án Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nếu tòa án Kỳ Anh tiếp tục trả đơn thì LM và bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu sẽ gửi đơn kiện lên tòa án cao hơn.

LM Nam cho biết:

Thứ nhất là trong luật cho phép là chúng ta kháng án và chúng ta khiếu nại đó nhưng mà khiếu nại quá thì chúng ta tiếp tục đưa vào trong tòa án Kỳ Anh để chúng ta nạp lại một lần nữa. Và có thể nếu tòa án Kỳ Anh một lần nữa trả đơn không có căn cứ của pháp luật thì chúng ta có thể làm phương pháp khác tức là để đơn lên tòa án cấp cao hơn hay là đi sang viện kiểm soát.

Anh Phi khẳng định, ngư dân ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An sẽ tiếp tục làm đơn khởi kiện, vì ngay từ đầu nhà nước đã làm sai, khi chưa biết thiệt hại của ngư dân thế nào mà lại nhận tiền đền bù của Formosa, thứ 2 trong quyết định 1880 của chính phủ về đền bù cho ngư dân, thì ngư dân ở Nghệ An lại không nhận được đền bù, trong khi ngư dân ở Nghệ An cũng bị thiệt hại, cá đánh về không ai dám ăn, không ai mua:

“Đi tiếp chớ, tại vì nhà nước làm sai mà bây giờ dân đi tiếp mới được chớ. Mà vùng đánh bắt thì đánh bắt chung, Hà Tĩnh với lại Nghệ An lại càng gần lại càng thiệt hại hơn nữa”

Chị Xoan ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nói rằng nếu chính quyền không trả lời cũng như không đền bù thỏa đáng cho ngư dân thì các giáo xứ trong hạt Kỳ Anh sẽ tiếp tục biểu tình và sẽ làm đơn kiện Formosa.

“Nếu nhà nước không trả lời thỏa đáng và đền bù thỏa đáng cho chúng tôi, thì những giáo xứ ở hạt Kỳ Anh này sẽ tiếp tục biểu tình khi nào nhà nước đuổi Formosa ra khỏi, trả lại ngư trường biển cho chúng tôi làm ăn. Chúng tôi sẽ làm đơn, chứ không phải không làm nhưng để xem nhà nước hỗ trợ như thế nào”.

Dự luận cho rằng, việc trả lại đơn của ngư dân kiện Formosa là thêm 1 bằng chứng cho việc chính quyền Cộng Sản đang bao che, dung túng cho Formosa.

Vào chiều ngày 08 tháng 10 năm 2016 có rất nhiều công an, cảnh sát cơ động được huy động về để bảo vệ cho Formosa, vì chính quyền lo sợ sẽ có biểu tình của người dân Kỳ Anh vào ngày 09 tháng 10 như Chúa Nhật tuần trước.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.