Người Việt đã sẵn sàng để đọc toàn bộ dữ kiện về Bác

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự kiện nhà cầm quyền trong vài ngày qua đã phải quýnh quáng cho một toán người đến hăm dọa tại nhà riêng và tại trường mầm non của con một nhà hoạt động dân chủ tại Hà Nội chỉ vì ông cột chuyện rửa bát của ông Hồ Chí Minh trên tàu Pháp với chuyện “rửa bát dơ nên bị bạn đánh chết” của một người trong tù công an; cùng với sự kiện trên mạng sau đó, khi các cư dân vẫn thản nhiên nhân rộng những lời bình và hình ảnh tô đậm sự khác biệt giữa lời nói với việc làm của “Bác Hồ”, giữa lời hứa của ông với thực tế xã hội hiện nay; cho thấy dân tộc Việt đã sẵn sàng để đón nhận toàn bộ dữ kiện về ông Hồ Chí Minh, chứ không chỉ những gì đảng CSVN đưa ra “về Bác” hay “của Bác”.

JPEG - 91.2 kb
Cảnh dư luận viên chặn đường hai vợ chồng anh Nguyễn Lân Thắng khi đi đón con tại trường mẫu giáo hôm 23/10. Họ đã phát truyền đơn trong khu vực trường mẫu giáo vu khống anh Thắng.

Hiển nhiên đã có nhiều tài liệu xuất hiện mà khó ai có thể phủ nhận tính khách quan của chúng:

– Đáng kể nhất là những giấy tờ chính thức từ văn khố Liên Xô cũ, từ giấy đăng ký hôn nhân giữa ông Hồ và bà Nguyễn Thị Minh Khai đến những bức thư viết tay của ông Hồ xin Stalin cho phép về Việt Nam thực hiện cải cách ruộng đất, v.v… Chắc chắn nhà nước Xô Viết không hằn thù gì ông Hồ để tạo dựng các tài liệu giả.

– Kế đến là những tài liệu do Bắc Kinh tiết lộ ra báo chí, từ những bức thư tình viết tay của ông Hồ viết cho người vợ Tàu là bà Tăng Tuyết Minh đến các hình ảnh do chính cố thủ tướng Chu Ân Lai, trong vai trò ông mai, cung cấp, v.v … Chắc chắn những người mà chính ông Hồ nhận là bậc thầy như Bác Mao, là bạn thân như Bác Chu, không hằn thù gì ông Hồ để tạo dựng các tài liệu giả.

– Rồi đến những tài liệu mà Đảng đã thừa nhận do chính ông Hồ viết dưới các bút hiệu khác. Đọc những cuốn sách của Trần Dân Tiên ca ngợi Hồ Chí Minh (mà Đảng thừa nhận 2 người là một), người ta mới thấy mức độ giả tạo trong tính khiêm tốn của Bác; Đọc các bài viết của tác giả T.L về nước Mĩ (mà Đảng thừa nhận chính là Trần Lực, tức Bác), người ta có thể thấy rõ mức độ khinh thường của người viết đối với dân chúng; Đọc các bài viết của tác giả C.B. cố dấy lên căm thù đối với địa chủ trên báo Nhân Dân (mà Đảng bảo viết tắt từ chữ “Của Bác”), người ta có thể thấy rõ mức độ giả tạo trong cảnh chấm nước mắt của Bác sau mấy đợt Cải cách ruộng đất; v.v….

– Rồi đến những cuốn sách được viết bởi những nhân chứng có mặt từ những ngày đầu Cách Mạng và có cơ hội sống rất gần ông Hồ, như cuốn Đêm Giữa Ban Ngày của nhân chứng Vũ Thư Hiên; cuốn Hoa Xuyên Tuyết và Mặt Thật của nhân chứng Bùi Tín; và đặc biệt gần đây cuốn Đèn Cù của nhân chứng Trần Đĩnh. Cả 3 tác giả này đều còn sống và cho đến tận ngày nay đều không có mối thâm thù gì với ông Hồ để tạo dựng nên những câu chuyện giả. Các ông còn trưng dẫn vô số vật chứng và nhân vật lịch sử khó ai chối cãi được.

– Và sau hết, những tác phẩm khảo cứu lịch sử công phu của các sử gia ngoại quốc, đặc biệt cuốn Ho Chi Minh: The Missing Years 1919 – 1941, của bà Sophie Quinn-Judge.

Hầu hết những tài liệu nêu trên đều đang được lưu trữ trên mạng Internet mà ai muốn tìm đọc cũng được.

Nhưng cũng có người đặt câu hỏi: Tại sao tốn công sức tìm hiểu về một người đã chết, hãy dùng năng lực đó lo chuyện tương lai có hơn không?

Đúng vậy, nhưng khổ nỗi những người lãnh đạo Việt Nam hôm nay lại vẫn buộc cả nước phải tiến lên CNXH — con đường Bác đã chọn; vẫn cấm cả dân tộc không được bước ra ngoài “tư tưởng Hồ Chí Minh”; và tai hại hơn cả, vẫn ép các thế hệ tương lai phải sống theo gương “đạo đức Bác Hồ”… Nói cách khác, giới lãnh đạo đang cột chặt một bức tượng ông Hồ khổng lồ vào mũi tàu hướng đến tương lai của dân tộc. Sức nặng ấy đang kéo mũi tàu chĩa xuống lòng biển.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.