‘Nhà hảo tâm’ không phải là ‘Mạnh thường quân’

Mạnh Thường Quân là tên của một nhân vật thời Chiến Quốc (tức trước Tây Lịch) bên Tàu. Ông tên thật là Điền Văn, từng làm chức tể tướng (thủ tướng) nước Tề (tức Sơn Đông ngày nay). Là người giàu có, ông nhận nuôi hàng ngàn người và cho họ cơm ăn áo mặc... Ảnh: FB Nguyễn Tuấn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một bạn đọc msg hỏi tại sao tôi dùng chữ ‘Nhà hảo tâm’ mà không là ‘Mạnh thường quân’ trong bài trả lời phỏng vấn trên báo GDVN [1]. Nhân dịp câu hỏi này, tôi xin chia sẻ sự khác biệt giữa hai chữ đó và giải thích tại sao ‘mạnh thường quân’ không như chúng ta hiểu.

Đa số chúng ta, kể cả tôi hồi xưa, khi đề cập đến những người giàu có làm từ thiện là ‘Mạnh thường quân’ (đúng ra là ‘Mạnh Thường Quân’). Nhưng sau này tôi học được một chút thì thấy cách dùng chữ đó không thích hợp nữa, nên tôi dùng chữ ‘Nhà hảo tâm’.

Mạnh Thường Quân (hình) là tên của một nhân vật thời Chiến Quốc (tức trước Tây Lịch) bên Tàu. Ông tên thật là Điền Văn, từng làm chức tể tướng (thủ tướng) nước Tề (tức Sơn Đông ngày nay). Là người giàu có, ông nhận nuôi hàng ngàn người và cho họ cơm ăn áo mặc. Nhưng ông chia họ thành 3 nhóm: nhóm 1 được ưu đãi ăn uống và có xe ngựa đi; nhóm 2 được ăn cơm với cá và thịt; và nhóm 3 chỉ ăn cơm với rau. Mục tiêu của ông không phải làm từ thiện, mà là dùng những ‘gia nhân’ này như là chư hầu để củng cố quyền lực và tạo uy danh.

Mạnh Thường Quân còn tỏ ra là một người ác ôn. Chuyện kể rằng khi ông và tuỳ tùng sang nước Triệu, người dân ra xem và nhận xét rằng ông là người ‘nhỏ thó’ (ý nói lùn và nhỏ con). Mạnh Thường Quân nghe được và tức giận lắm, bèn sai đám tuỳ tùng chém chết hàng trăm người rồi bỏ đi. (Chuyện này cũng chẳng khác gì quân lính Tây Sơn tàn sát cả vạn người ở Gia Định vào thế kỷ 18).

Câu hỏi là tại sao xưa kia (và ngày nay) chúng ta dùng danh từ ‘mạnh thường quân’ để chỉ những người thiện tâm? Câu trả lời là ngày xưa, những ‘trang sử đen’ của sử gia Tư Mã Thiên viết về Mạnh Thường Quân chưa được biết tới. Thời đó, tiền bối của chúng ta chỉ biết tới Mạnh Thường Quân là bậc hiền nhân quân tử, tức hơi sai lầm. Nay thì chúng ta biết về nhân vật này hơn để có cái nhìn công tâm hơn.

Như vậy, Mạnh Thường Quân là một danh từ riêng, là hiệu của một nhân vật lịch sử. Và, nhân vật này không hẳn là một mạnh thường quân như chúng ta hay hiểu như là người làm từ thiện. Cách dùng chữ ‘mạnh thường quân’ cho người làm từ thiện, do đó, không thích hợp.

Danh từ thích hợp hơn là ‘Nhà hảo tâm’ (tiếng Anh là philanthropist). Đó là những người có tấm lòng tốt và hay cống hiến tiền bạc để giúp đỡ nhân loại một cách bất vụ lợi.

Nói đến nhà hảo tâm, tôi nghĩ ngay đến ông bà Warren Buffett và Chuck Feeney. Ông bà Buffett đã cống hiến hơn 46 tỉ USD, còn ông bà Feeney thì hiến tặng 8 tỉ USD cho các quỹ từ thiện. Những người này hay cống hiến tiền cho giáo dục và y tế.

Nhà hảo tâm đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Họ có thể là những cứu tinh đối với những người gặp khó khăn. Chính tôi đây trong thời gian khó khăn cũng từng được một số nhà hảo tâm Úc tài trợ cho những dự án nghiên cứu về loãng xương [2]. Ngay từ lúc mới tới Úc, tôi cũng được các nhà hảo tâm cho quần áo và giày dép. Nhân dịp này, xin tri ân các nhà hảo tâm, không phải ‘mạnh thường quân’, trên thế giới.

Tóm lại, đã đến lúc nên ngưng dùng danh từ ‘mạnh thường quân’, mà nên dùng danh từ ‘nhà hảo tâm’, để chỉ những người làm từ thiện.

GS Nguyễn Văn Tuấn
_____
[1] https://giaoduc.net.vn/hien-tang-cho-gddh-o-viet-nam-gap…
[2] https://healthybonesaustralia.org.au/…/researchers…

Nguồn: FB Nguyễn Tuấn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.