Nhà hoạt động Trần Thị Nga đối mặt ‘bản án có chỉ đạo’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

12-07-2017

Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam thông báo họ xét xử nhà hoạt động Trần Thị Nga trong hai ngày 25 và 26/7 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Một trong ba luật sư bào chữa nói nhiều khả năng bà Nga phải đối mặt với một bản án “có sự chỉ đạo”.

Theo báo chí trong nước, nhà hoạt động nữ 40 tuổi bị nhà chức trách Hà Nam bắt hồi cuối tháng 1 năm nay, đúng lúc bà “đang truy cập mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bà Nga được nhiều người biết đến qua các hoạt động như nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, phản đối hãng Formosa trong thảm họa môi trường ven biển miền Trung, cũng như giúp đỡ dân oan khiếu kiện.

Luật sư Hà Huy Sơn cho VOA biết ông cùng hai đồng nghiệp là Lê Văn Luân và Ngô Anh Tuấn sẽ bào chữa cho bà Nga. Ông nói khó “dự đoán” về việc tranh tụng tại tòa:

“Đối với tội tuyên truyền chống nhà nước, từ xưa đến nay, người ta vẫn theo một công thức chung. Tức là người ta đưa ra các kết luận giám định, các thông tin, bài viết. Từ đó, người ta kết án. Trong phiên tòa này, chúng tôi tập trung vào chuyện yêu cầu triệu tập các giám định viên để chúng tôi tranh tụng tại tòa. Trong quyết định đưa ra xét xử, cũng có triệu tập các giám định viên. Nhưng thực tế không biết các giám định viên sẽ có mặt hay không, nên phiên tòa như thế nào chúng tôi cũng chưa dự đoán được”.

Phiên xét xử bà Nga diễn ra chỉ chưa đầy một tháng sau khi một tòa án ở Khánh Hòa kết án một nhà hoạt động nữ khác, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tới 10 năm tù giam cũng vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”.

Nhận định về những thách thức cho phía luật sư bào chữa trong những phiên tòa kiểu này, luật sư Sơn nói:

“Chắc là bản án này cũng có chỉ đạo giống như các bản án mang màu sắc chính trị. Cái khó khăn của chúng tôi là không được tranh tụng. Đại diện Viện Kiểm sát người ta không tranh tụng với luật sư. Hoặc là các ý kiến của luật sư đưa ra không được tòa tiếp thu để ra bản án. Và cái chính là các phiên tòa này tuy là công khai nhưng báo chí rất bị hạn chế và người dân không được tự do tham dự, nên nó giảm đi tiếng nói của luật sư tại phiên tòa”.

Báo chí Việt Nam tường thuật lại rằng tại phiên tòa xử bà Như Quỳnh, còn gọi là blogger Mẹ Nấm, đại diện Viện kiểm sát Khánh Hòa và Hội đồng xét xử có cùng nhận định rằng bà Như Quỳnh “luôn giữ thái độ chống đối nhà nước, không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình”, do vậy “cần xử lý nghiêm minh”.

Bản án 10 năm dành cho bà Quỳnh bị giới quan sát cho là nặng một cách bất thường. Sau đó, một số người viết trên mạng xã hội rằng những bị cáo như bà Quỳnh hay bà Nga khó có thể được trắng án, vì vậy, bị cáo và luật sư nên cân nhắc thái độ và lời lẽ để được nhận bản án nhẹ nhất có thể.

Về điều này, luật sư Hà Huy Sơn nói với VOA việc bào chữa sẽ thực hiện trên hai nguyên tắc là dựa vào pháp luật hiện hành và dựa vào ý chí, mong muốn của thân chủ. Vị luật sư không cho biết về những bàn bạc giữa ông và bà Nga trong giai đoạn chuẩn bị cho phiên tòa sắp tới.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.