Nhà Nước Hèn, Dân Phải Can Đảm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 29 Tháng Tư tới, khi ngọn đuốc Thế Vận Olympic qua thành phố Sài Gòn, giới trẻ Việt Nam sẽ không để cho tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc được yên. Mối hận Hoàng Sa chưa nguôi, các thanh niên sẽ nhân dịp này trình bày tội Bắc Kinh xâm chiếm các hòn đảo của nước ta trước ống kính của các đài truyền hình quốc tế.

JPEG - 68.4 kb

Công an cộng sản đã chuẩn bị còng tay chờ bắt các sinh viên biểu tình. Khó kéo nhau đến trước các tòa đại diện ngoại giao của Trung Quốc. Khó trương lên các biểu ngữ và khẩu hiệu tố cáo tội xâm lăng. Một cách bày tỏ thái độ giản dị và có hiệu quả là mọi người sẽ cùng nhau ra đường với chiếc áo sơ mi mang hình bản đồ Việt Nam trong đó quần đảo Hoàng Sa được tô đậm. Không ai có thể buộc tội các bạn trẻ khi mặc áo mang hình bản đổ nước Việt. Nhưng nếu mấy ngàn người cùng mặc một màu áo đó đi trong đám đông xem rước đuốc thế vận, thì đó sẽ là một thông điệp đầy ý nghĩa, không ai có thể bỏ qua.

Nhưng các bạn trẻ ở Sài Gòn có thể còn dám lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn nữa. Nhiều nhóm sinh viên ở trong nước đang chuẩn bị “rước đuốc Olympic” theo cách khác. Trong ngày 29 Tháng Tư, nhiều người sẽ đi ra đường với cái áo thun mang hình 5 vòng tròn thế vận là 5 cái còng tay, theo mẫu của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới. Sau khi coi trên mạng lưới những màn biểu tình phản đối Trung Quốc ở Paris, London, San Francisco khi ngọn đuốc thế vận đi qua những thành phố này, thanh niên Việt Nam cũng nức lòng muốn theo gương những người Tây Tạng, Sudan, Miến Ðiện. Không lẽ cả nước 84 triệu con người cứ cắn răng nuốt hận không dám nói lên một tiếng về mối hận Hoàng Sa?

JPEG - 3.8 kb
Lê Minh Phiếu.

Ít nhất, một sinh viên Việt Nam đang ở Pháp đã thay mặt giới trẻ Việt Nam khắp thế giới lên tiếng một cách dõng dạc, trước dư luận thế giới. Anh Lê Minh Phiếu, đang nghiên cứu ở Ðại Học Montesquieux, Bordeaux IV, đã viết thư cho ông chủ tịch Thế Vận Hội Quốc Tế tố cáo Trung Quốc lợi dụng việc tổ chức Olympic 2008 để xác định quyền chiếm đóng các hòn đảo Hoàng Sa của nước ta. Ðây là một hành động “chính trị hóa” việc tổ chức Olympic, tức là vi phạm quy chế của tổ chức Thế Vận Quốc Tế! Lá thư này đã được đăng trên Nhật Báo Người Việt ngày hôm qua, và trên Người Việt Online, quý vị có thể đọc đầy đủ.

Những lý luận của Lê Minh Phiếu rất chặt chẽ, đúng lời lẽ một luật sư buộc tội. Chính phủ Bắc Kinh đã cố ý vẽ lớn và tô sáng những hòn đảo thuộc Hoàng Sa trên bản đồ rước đuốc thế vận, và ghi tên các đảo này theo lối của Trung Quốc. Những hòn đảo khác chung quanh và trong vùng, dù lớn hơn hay quan trọng hơn, không được tô đậm và làm sáng như vậy. Hành động đó có mục đích gì, nếu không phải là nhân dịp cổ động cho cuộc rước đuốc mà xác nhận quyền chiếm lĩnh Hoàng Sa của chính quyền Bắc Kinh?

Anh Lê Minh Phiếu đã tường thuật lịch sử việc xâm chiếm Hoàng Sa kể từ năm 1974 khi quân Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa trấn nhiệm ở đó. Tuy anh nêu lên một chi tiết sai, khi nói các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bị quân Tàu “giết sạch,” nhưng chi tiết lịch sử này cốt để chứng tỏ các hòn đảo ở Hoàng Sa đã bị cưỡng chiếm. Trên nguyên tắc vấn đề chủ quyền còn đang trong vòng tranh chấp giữa hai quốc gia. Khi cố ý vẽ bản đồ như trên là Bắc Kinh làm một hành động tuyên truyền chính trị, tức là vi phạm tính cách phi chính trị của việc tổ chức Olympic. Ðể kết luận, anh Lê Minh Phiếu yêu cầu Ủy Ban Olympic Quốc Tế bắt Ban Tổ Chức Thế Vận 2008 ở Bắc Kinh phải ngưng không tô đậm và chiếu sáng các hòn đảo Hoàng Sa trên website của họ cũng như trên bản đồ lộ trình rước đuốc!

Việc công bố lá thư của anh Lê Minh Phiếu là một hành động can đảm, phát sinh từ lòng yêu nước. Ông chủ tịch Thế Vận Hội Quốc Tế sẽ không thể làm ngơ trước lá thư này. Ðồng bào Việt Nam khắp nơi nên viết thư ủng hộ anh, gửi cho ông Jacques Rogge, chủ tịch Olympic.

JPEG - 79.4 kb
Ban Tổ Chức Thế Vận 2008 ở Bắc Kinh phải ngưng không tô đậm và chiếu sáng các hòn đảo Hoàng Sa trên website của họ cũng như trên bản đồ lộ trình rước đuốc!

Lá thư của Lê Minh Phiếu đã vạch ra một thủ đoạn của chính quyền Bắc Kinh mà chúng ta đa số không biết vì không mấy ai vào xem mạng lưới của Ban Tổ Chức Olympic 2008. Chính vì anh được chọn làm một trong 60 người cầm đuốc khi đi qua Sài Gòn cho nên anh mới xem kỹ các tấm bản đồ trong mạng lưới. Ðiều đáng khen là anh đã nhìn thấy dã tâm của đảng Cộng Sản Trung Quốc khi dùng Thế Vận Hội để công nhiên xác định chủ quyền của họ trên các hòn đảo họ đã cướp của nước ta. Ðáng khen hơn nữa là anh dám trình bày ý kiến của mình trước công luận thế giới. Các sinh viên, thanh niên Việt Nam ở trong nước sẽ nhìn vào hành động của Lê Minh Phiếu mà thêm can đảm khi lên tiếng đòi Trung Quốc trả lại các hòn đảo Hoàng Sa cho nước ta. Các bạn thanh niên có thể hãnh diện trước tấm gương can đảm của một sinh viên Việt Nam du học ở Pháp.

Nhưng trong dịp này chúng ta cũng cảm thấy hổ thẹn vì tất cả bộ máy Ðảng và nhà nước cộng sản ở Việt Nam hoàn toàn im lặng suốt cả năm qua không dám lên tiếng phản đối Ban Tổ Chức Thế Vận Hội Bắc Kinh lấy một lời. Những người lãnh đạo ngành thể dục, thể thao ở Việt Nam chắc chắn phải thấy những hình ảnh mà anh Lê Minh Phiếu đã thấy. Phải hiểu ý nghĩa những tấm bản đồ lộ liễu đó, như chúng ta hiểu được ngay khi nghe anh Lê Minh Phiếu trình bày. Nhưng tất cả đảng Cộng Sản và chính quyền của ông Nguyễn Tấn Dũng trước sau không dám làm gì cả. Họ làm như có mắt mà không dám nhìn, có đầu mà không dám suy luận để hiểu dã tâm chính trị hóa Thế Vận Hội của chính quyền Bắc Kinh. Tất cả đảng Cộng Sản từ trên xuống dưới ngậm miệng không dám nói một lời, để cho một sinh viên du học phải đứng lên phản đối với ông chủ tịch Olympic quốc tế! Ðảng và chính quyền cộng sản đã chịu nhục! Nhưng cả một dân tộc làm sao chịu nhục mãi được? Khi nhà nước hèn yếu, người dân phải tỏ ra can đảm!

Cho nên ngày 29 Tháng Tư sắp tới, chúng ta chờ đợi các bạn trẻ ở Sài Gòn, Hà Nội, và khắp nước Việt Nam sẽ mặc những chiếc áo cùng màu, vẽ cùng những hình ảnh, xuống đường bày tỏ yêu cầu đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hình ảnh có thể chỉ là bản đồ nước Việt Nam. Có thể là hình 5 chiếc vòng thế vận hội đang trở thành ô nhục. Những chiếc áo không cần viết một chữ nào, không có một khẩu hiệu nào để công an lấy cớ bắt tù; nhưng sẽ biểu lộ tấm lòng yêu nước thiết tha của thanh niên Việt Nam. (Người Việt;Tuesday, April 08, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?