Nhắc Nhớ Nhau Nhiệm Vụ Bảo Toàn Đất Tổ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ba năm trước, vào ngày 27/12/2001, Thứ trưởng Ngoại giao Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Lê Công Phụng và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã cùng nhau làm lễ khánh thành cột mốc đầu tiên phân định ranh giới trên đất liền giữa hai nước ở hai đầu cầu Bắc Luân tại thị xã Móng Cáy (Việt Nam) và thị trấn Ðông Hưng (Trung Quốc). Cột mốc cuối năm 2001 này là một trong nhiều mốc thời gian quan trọng, gắn liền với vấn đề biên giới Việt Nam hiện nay và còn mãi ghi lại trong lịch sử như những mốc thời gian ô nhục nhất của chế độ CSVN và đau buồn nhất của dân tộc. Ðó là những cột mốc 30/12/1999 với Hiệp Ðịnh Biên Giới Trên Ðất Liền và 25/12/2000 với Hiệp Ðịnh Phân Ðịnh Vịnh Bắc Bộ và Hợp Tác Nghề Cá được CSVN ký kết với Trung Cộng trong sự lén lút, âm thầm của nỗi nhục đánh mất chủ quyền quốc gia.

Sau khi biết đến 2 Hiệp Định được ký kết với Trung Cộng, nhiều công dân, trí thức yêu nước tại quốc nội đã lên tiếng góp ý, phản đối, kiến nghị.v.v… với chính quyền CSVN như: ông Đỗ Việt Sơn (2/2001, 11/2001), Luật sư Lê Chí Quang (11/2001), 20 công dân Việt Nam trong đó có cả đại tá, thiếu tướng và trung tướng về hưu của CSVN, cùng các cán bộ, cựu chiến binh, trí thức quốc nội (11/2001), 11 nhà đối kháng trong nước gởi đơn chất vấn về các Hiệp Ðịnh biên giới (12/2001), ông Trần Dũng Tiến (1/2002), Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang (1/2002), quý vị lãnh đạo các tôn giáo trong nước (2/2002), Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (2/2002), Giáo sư Trần Khuê (2/2002), Nhà báo Nguyễn Vũ Bình (5/2002), Nhiều nhà phản kháng trong nước đã ký tên chung vào một Kiến Nghị Thư phản đối CSVN trấn áp và giam giữ những người đã lên tiếng về vấn đề biên giới (7/2002), 20 Nhà phản kháng trong nước ký tên phổ biến bản Tuyên Bố Về Hiệp Ðịnh Biên Giới Việt-Trung (12/2002).v.v…

Trong khi đó tại hải ngoại, giới truyền thông Việt ngữ và các tổ chức đấu tranh, đồng bào nói chung đã phổ biến rộng rãi nhiều tin tức về vấn đề này, cùng với nhiều sinh hoạt có ý nghĩa trong cộng đồng để phản đối việc CSVN ký kết 2 Hiệp Định trên. Hàng chục Ủy Ban Đấu Tranh Bảo Toàn Đất Tổ, tố cáo CSVN bán đất nhượng biển cho Trung Cộng.v.v… đã được thành lập tại nhiều địa phương khác nhau trên toàn thế giới. Đặc biệt là vào các ngày 27-28/12/2002, một Hội Nghị Diên Hồng Hải Ngoại Bảo Toàn Ðất Tổ đã được diễn ra tại Little Saigon, thuộc miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ, với sự tham dự của khoảng 70 hội đoàn và 300 tham dự viên về từ khắp nơi trên thế giới, để bàn thảo về vấn đề CSVN nhượng đất và biển cho Trung Cộng, đồng thời vận động cộng đồng người Việt hải ngoại cùng tham gia công tác đấu tranh bảo toàn đất tổ. Hội Nghị cũng được sự lên tiếng ủng hộ trực tiếp từ nhiều nhà đối kháng trong nước và một trong những thành quả lớn của Hội Nghị là sự ra đời của Hội Ðồng Việt Nam Bảo Toàn Ðất Tổ. Và mới đây, vào ngày 1 & 2/1/2005, sau 2 năm hoạt động, Hội Nghị Diên Hồng Hải Ngoại Bảo Toàn Ðất Tổ Kỳ 2 được tiếp tục tổ chức tại Little Saigon, để kiện toàn và phát huy hơn nữa cơ cấu tổ chức và phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Hội Đồng Việt Nam Bảo Toàn Đất Tổ. Hội Nghị kỳ này cũng được nghe những tiếng nói tham dự từ trong nước như các ông Hà Sĩ Phu (Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ), Linh mục Phan Văn Lợi và Giáo sư Trần Khuê.

Nhìn lại những hoạt động đấu tranh không ngừng của đồng bào trong và ngoài nước từ hơn 4 năm qua, vì nhiệm vụ bảo toàn đất tổ, chúng ta càng cảm thấy mang nhiều trách nhiệm cấp bách hơn nữa trước quốc nạn này. Tuy vậy, cũng cần cùng nhau thống nhất một số quan niệm nền tảng trong vấn đề này để đẩy nhanh và mạnh hơn nữa công cuộc đấu tranh chung hiện nay của dân tộc.

- Thứ nhất, đối tượng tấn công chính yếu của các lực lượng dân chủ là chế độ CSVN, nhất là thành phần lãnh đạo chóp bu của Ðảng CSVN.

Trong biến cố quan trọng này, chính lãnh đạo CSVN đã chủ tâm dâng hiến đất đai và lãnh hải của tổ tiên để tìm cách duy trì quyền lực. Muốn giải quyết tận gốc vấn đề này, chúng ta phải nhìn rõ nguyên nhân chính là kẻ nội thù CSVN để tìm cách giải quyết nhanh chóng.

- Thứ hai, mục tiêu đấu tranh cấp thiết nhưng trường kỳ là phải giành lấy quyền tự do dân chủ cho người dân trong nước, thay thế chế độ độc tài đảng trị bằng một thể chế dân chủ.

Từ đó, với nền tảng pháp lý về chủ quyền quốc gia độc lập thật sự, một chính phủ mới có thể tái thương thuyết các Hiệp Ðịnh biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ do CSVN đã ký kết với Trung Cộng.

- Thứ ba, vấn đề biên giới đã tạo được sự đồng thuận to lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại và đồng bào trong nước.

Chúng ta cần tiếp tục vun bồi và phát huy điểm đồng thuận này để phối hợp được sức mạnh của toàn dân, trong và ngoài nước, giải quyết dứt điểm chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam hiện nay.

Và dựa trên những quan niệm chung đó, chúng ta có thể cùng nhau:

1. Nỗ lực thông tin thường xuyên và liên tục về tình trạng mất đất, mất biển hiện nay để chia sẻ và nhắc nhở mọi con dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, luôn luôn nhớ về nỗi đau dân tộc, nỗi nhục mất đất, mất biển này do Ðảng CSVN gây ra.

2. Vận động mọi thành phần quần chúng trong nước, như giới trí thức, thanh niên sinh viên, công nhân lao động, và kể cả những cựu chiến binh, cán bộ CSVN thức tỉnh, cùng nhau hình thành một thế trận Liên Minh Dân Tộc, “rọi đèn” vào những hành động, chính sách biên giới sai lầm của lãnh đạo CSVN trước dư luận quần chúng Việt Nam và thế giới.

3. Tích cực hỗ trợ người dân trong nước đòi hỏi CSVN phải công bố cho toàn dân biết toàn bộ và đầy đủ nội dung chi tiết của 2 Hiệp Ðịnh biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng.

4. Vận động chính giới, chính quyền ngoại quốc, những tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nhân quyền thế giới như Reporters Without Borders, Committee to Protect Journalists, Amnesty International, Human Rights Watch, Writers In Prison Committee, v.v… thường xuyên lên tiếng can thiệp cho các nhà đối kháng đang bị đàn áp, cầm tù tại Việt Nam, nhất là những vị đang bị giam cầm vì đã báo động dư luận về vấn đề biên giới Việt-Trung.

5. Hình thành các Nhóm Nghiên Cứu Chuyên Môn về vấn đề biên giới Việt-Trung, có sự phối hợp với các chuyên gia, trí thức trong nước, để đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải bạch hóa mọi tài liệu lịch sử liên quan đến biên giới Việt-Trung; từ đó góp phần cung cấp những dữ kiện chính xác, trung thực về vấn đề biên giới Việt-Trung cho đồng bào khắp nơi, và kể cả giới nghiên cứu, các chính phủ ngoại quốc.

… Những ngày đầu năm 2005 đang đi qua nhưng trong lòng nhiều con dân Việt Nam tại hải ngoại vẫn còn nặng trĩu những nỗi đau vì nhớ đến những cột mốc thời gian mất đất, mất biển của tổ tiên, dân tộc. Những nhà đấu tranh trong nước thì càng cảm thấy xót xa, đau đớn hơn khi trước mắt họ hàng ngày là mảnh đất thiêng liêng do cha ông để lại, nhưng nay đã bị dâng hiến, cắt nhượng cho ngoại bang. Như trong cuộc phỏng vấn ngày 26/12/2004 mới đây của Đài Á Châu Tự Do với ông Phạm Quế Dương, cựu Đại tá CSVN (Hà Nội) và Giáo sư Trần Khuê (Sài Gòn), cả hai ông đều nói lên những nỗi niềm trăn trở, xót xa khi nghĩ về quốc nạn này. Họ, bạn bè của họ trong nước đã xúc động, và đã khóc…. vì đất nước mất đi những phần lãnh thổ mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu để gìn giữ. Mùa xuân năm 2005 này đánh dấu thêm một mốc thời gian quan trọng cho mỗi con dân Việt Nam, nhắc nhớ nhau nhiệm vụ bảo toàn đất tổ, hôm nay và mãi mãi về sau. (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.