Nhận Định Của Đảng Việt Tân Về Tương Lai Việt Nam Sau Khi Gia Nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc cách mạng tin học xảy ra vào những thập niên cuối của thế kỷ 20 đã làm cho mọi thứ vượt ra khỏi biên giới nhỏ hẹp của từng quốc gia, tạo thành một thế giới liên lập, qua sự phát triển đa dạng của mạng lưới công nghệ thông tin. Thay đổi này đã đưa đến một xu thế mới trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới và đó cũng là xu thế cơ bản của cạnh tranh quốc tế trong thế kỷ 21. Đó là một mặt, các quốc gia đều phải gia tăng thực lực kinh tế của mình và lấy đó làm điểm tựa để mở rộng khả năng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu; mặt khác, cạnh tranh kinh tế quốc tế đã trở nên quyết liệt hiện nay. Điều đó, khiến cho nền kinh tế thế giới đang phát triển theo hướng quốc tế hóa và khu vực hóa. Muốn tránh thua thiệt và được hưởng lợi trong cạnh tranh quốc tế, vấn đề cốt lõi là phải gia tăng thực lực kinh tế và chủ động hội nhập toàn cầu.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã không thể chần chừ hay lật ngược lại tình thế mà đang bị kéo về phía trước của những thay đổi nói trên. Ngày hôm nay, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của WTO diễn ra trong lúc đảng Cộng sản Việt Nam đăng cai tổ chức Hội Nghị APEC lần thứ 14, cho thấy là tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã một phần hoàn tất. Nhưng tương lai của sự hội nhập này đang là mối ưu tư lớn cho những ai quan tâm đến tiền đồ chung của dân tộc.

Việc gia nhập WTO, trên lý thuyết, đem lại 3 lợi ích chính cho nền kinh tế Việt Nam như sau:

- Thứ nhất là gia tăng cơ hội xuất khẩu vào các thị trường quốc tế, đặc biệt là những thị trường lớn như Hoa Kỳ và Âu Châu.
- Thứ hai là thu hút đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam nhiều hơn.
- Thứ ba là gia tăng áp lực cải tổ hệ thống kinh tế, hành chính.

Bên cạnh những tiềm năng lợi ích nói trên, Việt Nam sẽ phải đối diện những thách đố và hiểm họa sau đây:

Một là công nhân vẫn không có phương tiện bảo vệ mình. Để khai thác công nhân rẻ, các công ty nước ngoài sẽ đầu tư vào các lãnh vực cần nhiều sức lao động. Ưu tiên của các công ty này không phải là các quyền hoặc điều kiện lao động của công nhân Việt Nam. Với sự cấu kết giữa các đại diện công đoàn Nhà Nước tại địa phương, các ban bộ Nhà Nước tại trung ương, và các tập đoàn hãng xưởng nước ngoài như hiện nay, người lao động sẽ bị bóc lột nặng nề và không được hưởng nhiều lợi ích từ sự hội nhập của nền kinh tế.

Hai là lợi nhuận từ nền kinh tế hội nhập tập trung vào thiểu số cai trị: Với tình trạng liên kết theo kiểu băng đảng giữa các quan chức và những nhà tư bản đỏ mới, nông dân và các nhà sản xuất tư nhân nhỏ lẻ, không có quan hệ sẽ bị thiệt thòi khi phải bán các sản phẩm của họ và mua các nguyên vật liệu. Tình trạng giải tư các xí nghiệp quốc doanh hiện nay cũng nằm trong tình trạng tư hữu hóa hoang dã, âm thầm sang nhượng, không có cơ chế nào thực sự kiểm soát. Hậu quả là tài sản quốc gia đương nhiên trở thành tài sản riêng của thành phần đang nắm quyền. Ngay cả đất đai của nông dân tại một số vùng cũng bị các quan chức tìm cách quy hoạch, giải toả rồi cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê. Tất nhiên đằng sau các hợp đồng là có những phần bỏ túi riêng.

Ba là những ngành nghề bị cạnh tranh đào thải không có lối thoát: Khi thị trường Việt Nam mở cửa, các công ty nội địa sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với công ty nước ngoài. Thông thường đối với công ty nhà nước thì Cộng sản Việt Nam sẽ dùng các biện pháp bảo hộ hoặc “đắp” thêm vốn vào. Trong khi đó thành phần kinh tế tư nhân mới nổi lên, không được bảo vệ hay hưởng điều kiện dễ dàng hơn. Điều này sẽ đưa đến sự thua lỗ hay phá sản của một số hãng xưởng nội địa vì khả năng cạnh tranh quá thấp. Hậu quả tất yếu là sẽ có một số lớn người mất việc và ảnh hưởng dây chuyền lên xã hội. Giới cầm quyền hiện nay không có kế hoạch huấn luyện qui mô hay chương trình an sinh xã hội nào để giúp chuyển ngành cho các thành phần dân chúng bị ảnh hưởng.

Bốn là hiểm họa tàn phá môi trường sống sẽ để lại hậu quả cho nhiều thế hệ Việt Nam. Với những chỉ dấu đang thấy, có xác suất rất cao những người cầm quyền tại Việt Nam sẽ đi theo con đường phát triển bất cần môi sinh như tại Trung Quốc để kiếm lợi ngắn hạn. Đối với các hãng xưởng ngoại quốc, ngoài giá nhân công rẻ, việc không đòi buộc phải xử lý các chất thải công nghiệp là những yếu tố thu hút họ mở xưởng hay khoán sản xuất tại những nước như Trung Quốc và Việt Nam. Hiện nay, tại Trung Quốc, chỉ sau 10 năm phát triển bất cần môi sinh, một phần ba lãnh thổ đang bị nạn mưa acid; hơn một nửa tổng số sông rạch trên toàn quốc bị ô nhiễm; và hơn 300 triệu người không còn nước sạch để sinh sống. Nhiều chứng bệnh hiểm nghèo không rõ nguyên do đang phát sinh, lan tràn, và truyền sang các thế hệ kế tiếp.

Năm là đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục ngăn cản đất nước tiến lên. Đây chính là hiểm hoạ và là thách đố cơ bản nhất. Với chủ trương đặt mục tiêu nắm quyền và phục vụ thiểu số cai trị trên hết, các chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục kềm hãm đất nước không thể hội nhập hoàn toàn để đón nhận những lợi ích từ nền kinh tế toàn cầu, cụ thể như sau:

- Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không ngừng lệ thuộc và dâng nhượng quyền lợi kinh tế quốc gia cho Bắc Kinh sau những hành động hiến đất, dâng biển, và nhượng quyền đánh cá cho Trung Quốc năm 2000.
- Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục nắm chặt mọi phương tiện truyền thông đại chúng và ngăn chận người dân hòa vào giòng kiến thức của nhân loại, đặc biệt là truy cập tự do vào mạng Internet.
- Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục ngăn cấm mọi nỗ lực liên kết tự do và độc lập giữa người dân với nhau quanh từng vấn đề xã hội, tôn giáo, chính trị, văn hóa. Những ngăn cấm này khiến xã hội dân sự không thể phát triển để góp phần thúc đẩy sự phát triển và cùng lúc giải tỏa các hậu quả mà quá trình phát triển để lại.
- Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục lạm dụng hệ thống pháp luật để hành động tùy tiện ở mọi cấp. Bên cạnh những tác hại khác, về mặt kinh tế, đây là môi trường thuận lợi và nền tảng vững chắc cho mọi loại tham nhũng phát sinh và trường tồn.

Do đó, Việt Nam có gia nhập vào WTO, ký thêm nhiều giao kèo đầu tư với các công ty nước ngoài, sẽ chỉ tạo thêm cơ hội cho giới “tư bản đỏ” cấu kết với tư bản ngoại quốc để trục lợi, gây tác hại cho quyền lợi lâu dài của đất nước.

Đứng trước những thử thách này, chúng ta cần phải làm gì?

Việt Nam đã gia nhập WTO. Đây là kết quả không thể đảo ngược. Nhưng nếu dân tộc Việt Nam không chủ động điều hướng bằng những nỗ lực tranh đấu quyết liệt, thì tự đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ không bao giờ thực sự đưa đất nước hội nhập vào trào lưu thế giới văn minh. Đồng thời, chế độ Cộng sản Việt Nam sẽ có thêm tiền bạc dồi dào để củng cố quyền lực, mua chuộc thành phần tay sai tiếp tục bảo vệ chế độ. Do đó, để sớm chấm dứt ách độc tài Cộng sản và để ngăn chận những tác hại lâu dài lên tương lai dân tộc, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng kính đề nghị đồng bào trong và ngoài nước, các lực lượng dân chủ, các đảng phái dân tộc xét đến một số hướng đấu tranh như sau:

Thứ nhất, tận dụng tất cả các tiến bộ kỹ thuật góp phần phá vỡ bức màn bưng bít thông tin của đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng tìm mọi cơ hội, mọi phương tiện để giúp cho đồng bào, thân nhân tại quốc nội có những thông tin nhanh chóng, hữu ích và hiểu rõ các tiêu chuẩn sinh hoạt xã hội bình thường của thế giới.

Thứ hai, tận dụng các luật lệ và tiêu chuẩn vận hành của các hãng ngoại quốc để đòi quyền thành lập công đoàn độc lập để công nhân có thể tự bảo vệ và tranh đấu cho quyền lợi của mình; Đòi quyền thành lập những hội hợp tác nông nghiệp độc lập, những hội liên kết các xí nghiệp tư nhân, v.v… để các nhà sản xuất có thể trực tiếp mua bán với thế giới.

Thứ ba, tận dụng các liên hệ giữa thế giới bên ngoài và trong nước để quảng bá các vấn nạn đang đè nặng lên xã hội Việt Nam. Đồng thời tìm mọi cách liên kết với thế giới thành lập thêm nhiều hiệp hội phi chính phủ (NGO) tại Việt Nam để một mặt chăm sóc các vết thương xã hội, kể cả những thành phần bị cạnh tranh kinh tế đào thải. Đây là bước đầu xây dựng nền tảng xã hội dân sự cho đất nước. Mặt khác, thông qua đó tìm cách thuyết phục lòng người, tổ chức lực lượng, đoàn ngũ hóa quần chúng góp phần tích cực vào các nỗ lực đấu tranh chấm dứt ách độc tài cộng sản, xây dựng một xã hội dân chủ, tự do.

Thứ tư, tận dụng các nguồn thông tin và các ràng buộc luật lệ về công khai chủ quyền để vạch mặt chỉ tên những thành phần công an, cán bộ ác ôn đang làm chủ các công ty trong và ngoài nước. Danh sách thành phần ác ôn này cần được lưu trữ một cách công khai trên mạng Internet để mọi người tẩy chay các cơ sở kinh doanh của họ. Đây là một nỗ lực rất cần thiết để vô hiệu hóa những thành phần ác ôn đang bảo vệ chế độ độc tài. Vận dụng đồng bào sử dụng quyền của mình được ghi rõ trong luật pháp để đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm luật của công an.

Thứ năm, tận dụng mọi cơ hội để liên lạc và làm việc chặt chẽ giữa đồng bào tại quốc nội và hải ngoại, kiên quyết bảo vệ môi sinh Việt Nam cho các thế hệ tương lai. Các cộng đồng tại hải ngoại có thể tổ chức các chiến dịch tố cáo và tẩy chay hàng hóa của các công ty tạo nhiều ô nhiễm tại Việt Nam. Đồng bào quốc nội có thể vạch mặt chỉ tên những quan chức nhà nước ký kết cho phép những hãng xưởng này hủy hoại môi sinh.

***

WTO có thể sẽ đem lại một cơ hội cho đất nước. Nhưng cơ hội đó có thực sự đem lại lợi ích cho người dân, giúp phát triển đất nước, đồng thời bảo vệ quyền lợi lâu dài của dân tộc hay không, còn tùy thuộc vào hành động của mỗi chúng ta. Cho dù với một chính quyền có thiện chí cũng chưa chắc đã làm tròn được trách nhiệm, huống gì với một chế độ độc tài độc đảng, tham nhũng như chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay. Quả thật tương lai của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu và WTO còn nhiều chông gai và mất mát. Chỉ với một chính quyền dân chủ, thực sự phục vụ người dân, đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết thì mới có hy vọng những thế hệ Việt Nam mai sau không phải trả giá quá đắt cho những sai lầm của người đi trước

Đảng Việt Tân kính đề nghị toàn thể đồng bào trong và ngoài nước và các đảng phái, tổ chức, đoàn thể chia xẻ cùng quan điểm, hãy cùng nhau có hành động thiết thực với một mục đích cuối cùng là chấm dứt độc tài cộng sản để canh tân đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Ngày 10 tháng 12 năm 2006
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.