Nhân Hội nghị trung ương 11: Đừng sợ sự phô diễn của Trung Quốc Cộng Sản

Tập Cận Bình trong cuộc diễn binh quốc khánh 70 năm Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ảnh: Thomas Peter/ Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Ngày 1 tháng Mười, 2019 vừa qua, mang trên mình ngàn mũi tên từ cuộc Thương chiến Mỹ – Trung, trong tâm can thì nhức nhối vì ngọn lửa dân chủ Hong Kong đang bùng phát và sự kháng cự thầm lặng can trường cả triệu người Duy Ngô Nhĩ không lùi bước, thò ra thế giới trên con đường một vành đai thì bị ghẻ lạnh, Tập Cận Bình gồng mình dồn sức cho cuộc diễu binh 70 năm quốc khánh thể chế quái dị Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Vì thế nên cuộc diễu binh tập trung đến 15.000 lính, phô diễn 580 thiết bị quân sự, trong đó có tên lửa đạn đạo Đông Phương DF-41 là vũ khí mới nhất được đưa vào biên chế. Nhưng sự hùng tráng bề ngoài không che dấu được bệnh tật bên trong. Dẫu truyền thông Trung Quốc từ ngàn đời là kẻ khoác lác 1 tấc lên mây.

Ngoài bí mật ăn cắp sáng chế quân sự và copy công nghệ đã được thương mại hóa từ Mỹ và Châu Âu, Trung Quốc đã bỏ ra hàng chục tỷ USD để mua máy bay, tên lửa, xe tăng và các khí tài khác của Nga. Cho nên Trung Quốc có hùng hồn, rằng tất cả là do Trung Quốc chế tạo, thì vũ khí của Trung quốc cũng chỉ là hạng hai – Nhái.

Tên lửa Đông Phương DF-41 được Trung Quốc tô vẽ có tầm bắn 14.000 km, để ba hoa vượt trội tên lửa LGM-30 Minuteman của Mỹ có tầm bắn 13.000 km, và RS-24 Yars của Nga có tầm bắn 12.000 km. Điều này chỉ lừa được một bộ phận người Trung Quốc, mà không làm Mỹ, Nga phải sợ.

Thứ nhất là không ai tin về tầm bắn 14.000 km do Trung quốc tự kê khai. Nhưng quan trọng hơn: thứ hai, là độ chính xác; thứ ba là sức công phá; thứ tư là công nghệ tàng hình sống sót, thứ năm là công nghệ đánh chặn; thứ sáu là khả năng tiếp cận gần mục tiêu. Tất cả thì người Nga và người Mỹ đều vượt trội, nhất là Mỹ.

Đối với Mỹ, nếu Trung Quốc chưa có được lực lượng tàu ngầm và các căn cứ quân sự đồng minh gần nước Mỹ – Điều mà Mỹ có lợi thế hơn hẳn Trung Quốc, thì tầm bắn xa của Đông Phương DF-41 chỉ là kéo dài thời gian đánh chặn của hệ thống phòng thủ. Nói hơi nhiều về Đông Phương DF-41 vì Đông Phương DF-41 là con át chủ bài của Trung Quốc.

Cho đến thời điểm hiện nay và vài chục năm nữa, công nghệ của vũ khí Trung Quốc mãi còn là vũ khí hạng hai. Số lượng đông chỉ là lợi thế của một cuộc chiến trên bộ với nước có cùng biên giới. Nhưng công nghệ hạng hai sẽ là tử huyệt thảm bại trên không và trên biển.

Số lượng đông trên bộ cũng chỉ phát huy được một góc độ về ưu thế số lượng. Còn lại là vũ khí chính xác, uy lực, cùng với sự mưu trí và lòng dũng cảm. Điều đó lý giải tại sao, trên bộ, 1 tiểu đội có thể cản phá được 1 đại đội với sự chênh lệch quân số cả hơn chục lần. Minh chứng lịch sử là sự thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh tháng Hai, 1979 mà Đặng Tiểu Bình phải thốt lên “5 đánh 1, 7 đánh 1”. Thời đại ngày nay là của công nghệ. Sự vượt trội công nghệ có giá trị thắng thế đầu tiên trước số lượng. Minh chứng nhãn tiền là sự thắng thế áp đảo của Israel ở Trung Đông mà đến Nga cũng phải né tránh.

Từ vài điều cốt lõi nêu trên để thấy Trung Quốc của Tập Cận Bình không mạnh như Tập Cận Bình phô diễn tại cuộc duyệt binh vừa qua. Chỉ kẻ nhát gan kém hiểu biết mới không đánh giá đúng Trung Quốc – Tập Cận Bình mà vội giơ tay đầu hàng.

2. Việt Nam là quốc gia đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh tang thương khốc liệt chống sự xâm lược từ nước ngoài. Ngoài 3 cuộc chiến gần đây với Pháp, Mỹ, Campuchia, còn lại tất cả hơn 15 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thì giặc đều đến từ Trung Quốc. Gần nhất là cuộc kháng chiến chống 60 vạn quân xâm lược Trung Quốc vào tháng Hai, 1979 và cuộc chiến cục bộ biên giới ròng rã 10 năm trời 1979 – 1989 chống lại sự xâm lược của Trung Quốc tại biên giới phía Bắc.

Nêu điều này ra để thấy, Việt Nam đã phải chịu quá nhiều đau thương vì chiến tranh, nên Việt Nam khát khao hòa bình đến cháy bỏng, mà căm thù tất cả những kẻ gây ra chiến tranh.

Nêu điều này ra còn để thấy, dù rất ghét chiến tranh, dù cố gắng né tránh chiến tranh, nhưng để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, thì Việt Nam sẵn sàng đối mặt với mọi quân thù xâm lược.

Từ ngàn xưa, khi đơn độc mà Việt Nam còn chiến thắng các đế chế xâm lược đến từ Trung Quốc, thì ngày nay trong thế giới tiến bộ văn minh kết nối, Việt Nam lại càng có nhiều phương tiện hơn để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là việc của toàn dân. Chỉ có toàn dân mới đủ khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Đây là thời khắc chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc bị Trung Quốc Cộng Sản mưu toan xâm lấn. Phải bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc. Để làm được điều này phải hỏi Nhân Dân. Nhân Dân sẽ bảo cho phải làm gì!

3. Tứ bề thọ địch – Trung Quốc Cộng Sản thời Tập Cận Bình đang bước dần đến nấm mồ mà lịch sử đã yên định. Người kết liễu thể chế Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là nhân dân Trung Quốc chứ không phải ai khác. Hong Kong đang là một trong những điểm xuất phát. Từ đám lửa sẽ bùng lên biển lửa.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.