Nhân quyền kiểu gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tối ngày 17 tháng 6 năm 2009, trên bản tin thời sự Đài truyền hình VTV1 của nhà nước cộng sản có phát hình về phóng sự Nguyễn Minh Triết đi thăm học viện ngoại giao, nhân buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập học viện ngoại giao ngày 17/6/2009. Tại đây Nguyễn Minh Triết lớn giọng nói rằng VN là 1 nước rất nhân quyền, các nước khác chà đạp nhân quyền nhưng cậy tiền nhiều vu khống VN này nọ. Cũng theo lời của Nguyễn Minh Triết: “Cần phải đấu tranh nhiều hơn nữa trên mặt trận ngoại giao về lĩnh vực nhân quyền”. Và cũng ngay buổi phát hình đêm 17/6/2009 ở cuối phần tin trong nước, trước khi chuyển sang phần tin thế giới của VTV1, phát thanh viên Hoài Anh có đọc bản tin cho là: “Việc bắt giữ luật sư Lê Công Định là đúng pháp luật VN, cũng như các nước khác làm đúng trình tự pháp luật”.

Hai cái bản tin cùng ngày này thật là lố bịch và xảo trá!

Cái nhân quyền của Nguyễn Minh Triết là gì? Vậy mà trước đây trong chuyến công du ở Mỹ, trả lời phỏng vấn của CNN về tấm hình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị 3 công an mặc đồng phục và thường phục bịt miệng trước vành móng ngựa, thì cũng chính miệng Nguyễn Minh Triết công bố việc làm này là sai. Vậy thì sắc màu nhân quyền mà Nguyễn Minh Triết lớn giọng ra làm sao? Nguyễn Minh Triết có dám đứng giữa cộng đồng người Việt hải ngoại tại bất cứ quốc gia nào ngòai VN tuyên bố lại những lời này chăng?

Cái nhân quyền mà Nguyễn Minh Triết vỗ ngực đó có hình thù là gì; công luận thế giới hễ nhắc đến VN là dè bỉu chế nhạo. Là hình ảnh cả ngàn công nhân bị bóc lột đi biểu tình đòi giới chủ tăng lương thì tay chân đàn em của Nguyễn Minh Triết ra tay sát hại những công nhân bần cùng.

Cái nhân quyền của ông Triết là ngàn dân oan mất đất đi đòi công lý bị bắt như là lùa heo lên những xe tồi tàn chở về địa phương để cuối cùng cũng quay lại Sài Gòn Hà Nội tìm công lý trong vô vọng.

Cái nhân quyền của ông Triết là hình ảnh những em bé thơ vị thành niên bị bắt làm nô lệ tình dục ở dọc biên giới Việt-Miên-Lào.

Cái nhân quyền của ông Triết là trăm ngàn người dân quê bị lừa xuất khẩu lao động sang xứ người theo kiểu đem con bỏ chợ, sống lay lắt hay đi cướp giựt nơi xứ người. Mà ngày nay hễ nghe nói đến người Việt là người ta tránh như tránh hủi.

Cái nhân quyền của ông Triết là ngày nay nhiều tôn giáo đi thưa kiện vì bị chính ông Triết và tập đòan tội ác Cộng sản cướp đất. Đi kiện đòi đất cũng khơng yên với lũ cướp ngày.

Cái nhân quyền của ông Triết là những phiên tòa với bản án được soạn sẵn, chủ tọa chỉ ra cầm đọc mà thôi, mặc kệ luật sư có cãi chày cãi cối; thẩm phán, hội thẩm ra tòa, kẻ thì ngủ gục, người thì ngồi ngáp và nhổ rấu.

Cái nhân quyền của ông Triết là cảnh khủng bố các lụât sư khi họ bào chữa cho các phiên tòa mang màu sắc chính trị.

Cái nhân quyền của ông Triết là quốc hội bù nhìn chưa họp đã biết “đồng thuận” là gì rồi.

Cái nhân quyền của ông Triết là những cuộc bầu cử mà đảng cử và ép dân đi bầu, tỷ lệ bao giờ cũng 99% kết quả xạo.

Cái nhân quyền của ông Triết là sắc màu lý lịch đẩy biết bao nhân tài vào chỗ chết theo kiểu Khmer Đỏ, là những đợt tù cải tạo, là đổi tiền, là đánh tư sản, cướp nhà cướp vàng của nhiều người ân nhân của cộng sản.

Cái nhân quyền của ông Triết là cảnh những chiếc tàu vượt biên bị bắt lột sạch tài sản, đàn bà thì bị hiếp, trẻ con thì thả xuống biển làm mồi cho cá.

Cái nhân quyền của ông Triết mà báo chí phải đi lề bên phải.

Cái nhân quyền của ông Triết là lợi ích quốc gia và giống nòi phải đặt dưới lợi ích của đảng cướp.

Bảng thành tích về nhân quyền của ông Triết sẽ còn dài không bút mực nào tả xiết. Để rồi ngày nay, đất nước đang trên bờ vực lâm nguy, ngư dân không dám ra biển đánh cá, và người dân tộc trên Tây Nguyên không còn đất sống. Cái giả dối và tội ác lan tràn, đạo đức xã hội xuống cấp theo cái đà nhân quyền mẫu mực kiểu của ông Triết.

Và chuyện bắt luật sư lê Công Định là minh chứng về khuôn mẫu nhân quyền “đúng luật” của ông Triết. Khổ cho dân Việt nam vì đó là LUẬT RỪNG.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.