Nhớ anh Đài quá!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tính đến nay đã hơn 2 năm Ls. Nguyễn Văn Đài bị giam cầm. Ls. Lương Duy Phương hồi tưởng những kỷ niệm với Ls. Đài trong thời gian trước khi Ls. Đài bị bắt. Xin giới thiệu đến quý độc giả.

Ban Biên Tập web Việt Tân


Nhớ anh Đài quá!

Không biết sao những ngày này mình lại luôn nghĩ tới Luật sư Nguyễn Văn Đài, người thầy, người anh và người bạn rất yêu quý của tôi. Đã hai năm xa cách, không biết bây giờ anh thế nào. Thôi đành mượn bàn phím con chuột để giải bày tâm sự cùng anh vậy.

Trước đây, anh Đài thường bảo tôi xem xét tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đấu tranh cho một xã hội tự do và dân chủ. Có lần, anh định bàn giao mảng tư vấn pháp luật của Văn phòng Luật sư Thiên Ân cho người khác để anh có thêm thời gian nhiều hơn cho Ủy ban Nhân quyền cho Việt Nam, rồi đề nghị tôi cùng làm việc với anh. Anh Đài rất tin tưởng tôi, luôn muốn tôi trực tiếp làm việc với anh ấy, luôn trao đổi với tôi nhiều vấn đề quan trọng như việc soạn thảo Điều lệ cho Đảng Dân chủ 21, thành lập Ủy ban nhân quyền …, có lẽ vì tôi có thể giao tiếp bằng tiếng Anh được, bên cạnh đó tôi có thể sử dụng thạo máy vi tính, và đặc biệt là mối quan hệ cá nhân giữa tôi và anh Đài luôn tốt đẹp. Tôi biết tấm lòng nóng cháy của anh dành cho đất nước nhưng lúc đó tôi không thể cùng anh để làm việc được, bởi một lẽ là việc theo học luật tại Trường Đại học Luật của tôi vẫn còn đang dở dang. Tôi có nói với anh là khi nào em ra trường rồi thì em sẽ sát cánh với anh nhiều hơn.

Cá nhân tôi luôn quý trọng tình cảm của anh Đài. Trong quan hệ công việc, anh là người chủ của tôi. Trong quan hệ xã hội, anh là một Luật sư thành công, được nhiều người yêu quý, nhưng anh luôn đối đãi với tôi như là một người em ruột, hoặc là một người bạn thân với anh ấy. Những chuyến đi công tác nước ngoài, những lúc đi xa hay là đi cứu trợ bà con ở Đà Nẵng, hai anh em thường ở chung phòng với nhau để tiện tâm sự về tình hình đất nước. Thật là những thời gian quý báu mà hai em có được với nhau.

Anh Đài đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu về các hiện tình của đất nước. Qua anh, rất nhiều thanh niên trẻ, trong đó có tôi được mở mang trí óc nhiều hơn, qua đó bọn tôi mới biết về khái niệm dân chủ, nhân quyền – những khái niệm mà quá xa lạ đối với phần lớn thanh niên Việt Nam, hoặc chỉ là được biết đến với khía cạnh xấu do các báo đài của Đảng bêu lên mà thôi.

Lần cuối cùng tôi gặp anh Đài độ trước Tết 2007, sau đó hai anh em chia tay để tôi về quê ăn Tết cùng gia đình. Trên chuyến tàu về quê, trong lòng tôi rất bồn chồn, vì trước đó anh Đài, Kỹ sư Nguyễn Phương Anh, Kỹ sư Bạch Ngọc Dương và Luật sư Lê Thị Công Nhân đang bị cầm giữ tại Công an Phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Lúc này tình hình vô cùng căng thẳng. Công an Việt Nam đã không còn chịu được nữa khi thấy có nhiều bạn trẻ bày tỏ sự khát khao tìm hiểu về những tri thức mới, những tri thức gắn liền với con người của họ mà ít ai được biết, đó là những tri thức về nhân phẩm, nhân quyền và các giá trị cơ bản của một xã hội dân chủ. Bất chấp mọi hiểm nguy, với lương tâm và trách nhiệm của một Luật sư, anh Đài đã đứng mũi chịu sào để tổ chức các buổi nói chuyện về những đề tài này, và sử dụng chính Văn phòng Luật sư Thiên Ân làm nơi gặp gỡ anh em bạn bè và tất cả những ai muốn tìm biết về “những gì mình có” mà Đấng tạo hóa đã ban cho, và đã được BÁC của họ dõng dạt tuyên bố tại vườn hoa Ba Đình năm nào. Tôi dám quả quyết rằng nếu anh Đài được thoải mái một chút để rao giảng về các giá trị và quyền lợi căn bản của con người thì chắc chắn có rất nhiều người sẽ cất công tìm hiểu, xã hội sẽ có nhiều người ý thức được những gì đang diễn ra ngay trên đất nước mình hơn, đến lúc đó thì cả nước sẽ dấy lên những làn sóng đòi hỏi chính quyền phải trả lại hoặc phải tôn trọng các giá trị và quyền lợi căn bản của một con người mà lâu nay đã bị tước đoạt hoặc bị chà đạp một cách man rợ. Nhưng! Nhà nước “của dân, do dân, vì dân” này không những không tôn trọng nhu cầu của quần chúng, mà còn thẳng tay xử lý, và cách hiệu quả nhất là “tóm” những người chủ chốt “ném” vào ngục là giải quyết được vấn đề của họ.

Trên chuyến tàu về quê, đang miên man lo nghĩ tới số phận của những người bạn mà trước đây thường đi ăn cháo lòng với nhau, thường uống cà phê với nhau thì bất chợt chuông điện thoại reo. Số gọi đến lạ quá. Thường thì tôi không nhấc máy vì trước đây có hàng trăm cuộc gọi từ số lạ gọi đến bất kỳ lúc nào, kể cả nửa đêm hoặc 2, 3 giờ sáng để “chăm lo” miếng ăn giấc ngủ của tôi. Tôi cố trả lời điện thoại xem sao. Thì ra đó là anh Đài. Sau khi đi lên công an Phường về, cái cellphone mới mua của anh đã bị gọi là “tịch thu” cho nên anh phải mua cái mới. Giọng nói của anh Đài hơi nặng nề và có nhiều lo lắng. Anh cho tôi biết là tình hình căng thẳng hơn anh tưởng nhiều. Lúc này anh đã bị “bao vây cấm vận” nhiều mặt. Anh gọi tôi và nhắn là tìm cách nào để liên lạc với Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội để cho họ biết diễn biến sự việc. Không thể làm được gì để chia sẻ khốn khó cùng với anh em mình, không những thế, khi về tới nhà, “bọn họ” còn sai người tới đế “kích động” bố tôi, để rồi cái Tết năm đó tôi bị bố tôi chửi không ra gì. Nào là thằng phản động! Nào là thằng theo Mỹ! Thằng ngu thằng đần! Người ta cho con ăn học để làm nở mày nở mặt, còn mày bôi tro trét trấu vào gia đình!!! Hơn thế nữa bố tôi còn ra điều kiện là nếu tôi bị Công an bắt thì ổng sẽ viết giấy từ con luôn, coi như là không có đứa con này. Tới đây tôi mới hiểu được Đảng viên Đảng Cộng sản là ai. Bố tôi từng là Đảng viên, trực tiếp bảo vệ cơ quan Huyện ủy An Nhơn trước năm 1975. Tôi càng hiểu rõ hơn tại sao người ta nói Cộng sản là vô gia đình, vô tổ quốc! Sau một năm xa cách, khi cha con gặp lại tưởng tràn đầy niềm vui, ai ngờ gia đình tôi đón một cái Tết mà giống như đang tổ chức đám tang của ai trong nhà. Trở lại với vấn đề anh Đài, tôi đã tìm cách liên lạc với một nhân viên của Đại sứ Quán, sau đó nhận được lời động viên là họ vẫn đang theo dõi sự việc! Không biết theo dõi kiểu gì mà tất cả mọi người bây giờ đã “dõi theo” những người bạn của tôi đang ở tận Hà Nam.

JPEG - 31.1 kb
Ls. Lương Duy Phương chụp với Ls. Nguyễn Văn Đài cùng với một số bạn hữu tại Văn phòng Luật Sư Thiên Ân

Trước đây tôi nôn nả sớm ra trường để cùng anh đóng góp sức mọn của mình cho đất nước, nhưng khi ra trường rồi thì những người bạn của mình, người thì chốn lao tù, người thì đang ẩn náu nơi rừng sâu nước độc. Trước mặt là tổ quốc, nhưng sau lưng là gia đình. Phận làm con không thể không làm cha mẹ vui lòng được. Tôi biết lúc cha mẹ còn sống là thời gian tốt nhất để phụng dưỡng, chăm sóc đấng đã sinh dưỡng mình, vì nếu mai này họ về bên kia thì có mâm cao cỗ đầy cũng chỉ cho ruồi bu kiến đậu mà thôi. Cuộc sống ngắn ngủi! Sống nay thác mai. Nay cha mẹ còn đó nhưng không biết Trời gọi đi bất cứ lúc nào. Do đó tôi đã thưa với bố mẹ rằng con sẽ im lặng bố mẹ ạ. Tôi nói với bố mẹ rằng sở dĩ tôi im lặng không phải vì bố mẹ đúng, hay vì tôi sai. Ở đây không có đúng sai, mà vì tôi muốn ngày nào bố mẹ tôi còn sống trên đất thì ngày đó học có niềm vui nơi con cái mình mà thôi. Vậy là tôi đã chìm sâu trong im lặng suốt hai năm trời qua. Hằng ngày chỉ biết cầu nguyện xin Thiên Chúa ban phúc cho đất nước và cho những người bạn của tôi mà thôi, mong sao đất nước sớm được yên bình, mong sao anh Đài sớm được trở về với người thân yêu của mình.

Nếu như anh Đài là con người can đảm, thì chị Khánh là người phụ nữ kiên cường, đầy lòng yêu thương đối với người thân của mình. Hồi còn ở Hà Nội, tôi thường đến thăm chị Khánh để động viên và cùng chị cầu nguyện. Bề ngoài chị tỏ ra rất cứng rắn nhưng nhìn thấy cuộc sống côi cút của chị mà tôi không thể cầm lòng được. Có lần đến chơi, biết chị bị tai nạn xe máy, bị thương ở chân khiến cho việc đi lại và sinh hoạt càng thêm khó khăn. Những lúc như thế mà vợ chồng có nhau thì hạnh phúc dường bao. Như tôi đã đề cập trên đây, vợ chồng anh Đài là người luôn sống đầy tình cảm và luôn nghĩ tới anh em mình. Khó khăn hoạn nạn là thế nhưng khi biết tôi sắp sửa về quê cưới vợ, vợ chồng anh chị cũng mang tặng một phong bì trong đó có năm trăm nghìn đồng để mừng vợ chồng mới của bọn tôi. Tôi thật sự xúc động và biết ơn trước những tình cảm vô cùng tốt đẹp mà gia đình anh Đài đã dành cho tôi.

Nguyện xin Chúa an ủi và thêm sức thật nhiều cho chị Khánh trong những lúc khó khăn thử thách này!

Em của anh chị!

Ngày 15 tháng 5 năm 2009
Lương Duy Phương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.