Nhóm G7 cam kết yểm trợ Ukraine “cho đến khi chiến thắng”

Ngoại trưởng nhóm G7 và lãnh đạo Ngoại Giao EU đến dự cuộc họp về chiến tranh Ukraine, tại Wangels, Đức, ngày 12/05/2022. Ảnh: AP - Marcus Brandt
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 13/05/2022, trong cuộc họp tại Wangels, Đức, các ngoại trưởng của 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7 đã cam kết sẽ yểm trợ Ukraine “cho đến khi chiến thắng” nước Nga.

Cuộc họp của các ngoại trưởng G7 lần này còn có sự tham gia của đồng nhiệm Ukraine và Moldova, quốc gia có nguy cơ cũng bị Nga tấn công.

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut gởi về bài tường trình:

“’Yểm trợ cho đến khi chiến thắng nước Nga’: Các ngoại trưởng nhóm G7 đã bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với Kyiv trong cuộc họp ở miền bắc nước Đức. Ngoại trưởng Pháp tuyên bố: ‘Chúng ta không có chiến tranh với nước Nga, mà chính nước Nga đang gây chiến với Ukraine: Có một nước tấn công và một nước bị tấn công và chúng ta ủng hộ nước bị tấn công.’”

“Hoa Kỳ và Anh Quốc nhấn mạnh đến sự cần thiết cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell nhân dịp này thông báo một khoản viện trợ quân sự mới của Liên Âu trị giá 500 triệu Euro, nâng tổng số viện trợ lên 2 tỷ Euro tính từ đầu cuộc chiến tranh.”

“Cuộc họp kéo dài 3 ngày của nhóm G7 cũng sẽ bàn về nguy cơ khủng hoảng lương thực thế giới do chiến tranh UkrainE. Là một trong những quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới, Ukraine hiện gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu ngũ cốc, do các ngõ giao thương bằng đường biển đang bị chặn. Các nước thành viên nhóm G7 muốn tìm các giải pháp để giúp cho việc xuất khẩu này.”

Cũng về Ukraine, theo Lầu Năm Góc, hôm qua, trong một cuộc điện đàm , Pộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã kêu gọi đồng nhiệm Nga Sergei Choigou ngưng bắn “ngay lập tức” ở Ukraine.  Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby, đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai bộ trưởng kể từ ngày 18/2, vài ngày trước khi Putin phát động chiến tranh xâm lược Ukraine. Nhưng theo một quan chức cao cấp của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, cuộc điện đàm này “đã không giải quyết được bất cứ vấn đề gai góc nào và cũng không làm thay đổi những gì phía Nga đang nói và làm.”

Thanh Phương

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.