Những cái chết được báo trước ở Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2014-10-09

Một lần nữa, dư luận lại giống lên hồi chuông cảnh báo về hiện trạng ở VN có quá nhiều người bị chết một cách oan uổng, phi lý qua tình cảnh thương tâm mới nhất của một bé gái bị ngã xuống mương chết đuối trong khi đang đói. Câu hỏi đặt ra là vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội như thế nào đối với hiện trạng này?

Bệnh thành tích?

Thông tin về bé gái tên Nhung, học sinh lớp 3, ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh vì đói đã bị ngã xuống mương chết thảm trên đường đi học về nhà hôm 25 tháng 9, được loan trên mặt báo không khiến dư luận giật mình mà chỉ tỏ lòng tiếc thương cho một cảnh đời không may mắn. Tuy nhiên, những lời phát biểu của ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch UBND địa phương trong phóng sự của kênh truyền hình VTC 14, nói là “nghèo thì có chứ đói thì không. Còn để đánh giá rằng cháu Nhung do ảnh hưởng của cái đói, ảnh hưởng của sự lận đận do sa sút của cái này cái nọ để ảnh hưởng đến cái chết là không phải” đã làm dấy lên sự phản ứng của công luận cho rằng các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng như các tổ chức xã hội của Chính phủ thờ ơ và vô trách nhiệm đối với đời sống của những người dân vốn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ.

JPEG - 45.5 kb
Đám tang Bé Nhung, học sinh lớp 3, ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh. Courtesy Đất Việt

Khẩu hiệu “xóa đói giảm nghèo” do Nhà nước đề ra được ông Chủ tịch UBND xã nơi bé Nhung cư ngụ một cách gián tiếp khẳng định rằng đang được thực thi hiệu quả. Gia đình bé Nhung thuộc diện hộ nghèo hồi năm ngoái nhưng sang năm 2014 được chuyển lên diện cận nghèo.

Có phải chỉ một trường hợp cá biệt của bé Nhung hay không? Dư luận vẫn còn nhớ rõ hơn một năm về trước, tại Cà Mau, 1 bà mẹ tên Nguyễn Thị Mỹ Nhân chọn lựa cái chết bằng cách thắt cổ với bức tâm thư để lại hy vọng kiếm được tiền phúng điếu và được cấp sổ hộ nghèo để các con được tiếp tục đi học.

Vợ chồng chị Mỹ Nhân và cha mẹ của bé Nhung được báo chí cho biết họ là những người cố gắng tần tảo lao động để vươn lên số phận, thế nhưng khi được xếp vào diện cận nghèo thì hoàn cảnh gia đình họ lại rơi vào bi kịch. Mới đây, hôm mùng 1 tháng 10, dư luận lại đón nhận chia sẻ của gia đình cô Trần Mỹ Ngọc, 44 tuổi, ở thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, thuộc diện hộ nghèo rằng 3 mẹ con nhiều lúc đói quá chỉ ăn chung 1 gói mì tôm.

JPEG - 48.2 kb
Nhà Bé Nhung ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh. Courtesy GĐO.

Qua đoạn phóng sự video của báo Dân Trí, cô Mỹ Ngọc nói có khi muốn mua 1 liều thuốc chuột cho 3 mẹ con cùng uống chết hết nhưng lại không làm được. Con gái lớn trong gia đình, tên Mỹ Linh, học lớp 10, tâm tình với Hòa Ái:

“Ở đây lúc trước người ta có hỗ trợ tiền điện một kỳ-3 tháng là 90 ngàn đồng. Trước thì mẹ có đi phụ quán ở Bạc Liêu, giờ thì mẹ đi cấy. Vì mẹ cấy tập trung đông người cho nên cao lắm một ngày mẹ được 60-70 ngàn. Hôm nào có tiền thì 2 chị em, mỗi người được 5 ngàn. Còn hôm nào không có tiền thì mua trứng về ăn cơm. Nếu như đói quá thì cũng phải ráng thôi, chứ biết làm sao giờ?”

Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hồi tháng 2/2014 cho biết kết quả giảm nghèo của cả nước và từng địa phương cơ bản đạt được mục tiêu đề ra với số hộ nghèo giảm bình quân 2% mỗi năm và các huyện nghèo, xã nghèo giảm bình quân trên 5% một năm. Tuy nhiên, số liệu bao nhiêu phần trăm những hoàn cảnh khốn cùng thì lại không được thống kê.

Những cái chết được báo trước

Ngoài những trường hợp bị thiệt mạng oan uổng do túng quẩn, nghèo đói thì còn có những cái chết nào mà dư luận cho rằng đó là những cái chết được dự báo trước? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một cô gái làm việc trong quán karaoke ở Tiền Giang:

“Hồi lúc còn nhỏ lớn lên trong gia đình khó khăn. Gia đình không có đủ khả năng lo cho em ăn học nên em bỏ học nửa chừng. Lớn lên em mới đi làm nghề này nhưng cuộc sống rất đau khổ. Nói chung là em không muốn tiếp tục nghề này nữa.”

Cô gái này cho biết hiện đang trải qua những tháng ngày bệnh tật do phải uống rượu hàng đêm, có khi bị khách hàng ép dùng thuốc lắc, ma túy và ước ao thoát khỏi cảnh sống cùng cực càng nhanh càng tốt. Dù ước mơ làm lại cuộc đời bằng một nghề may để nuôi đứa con nhỏ không cha nhưng cô gái này không biết bắt đầu từ đâu và tổ chức xã hội nào sẽ hướng dẫn cũng như giúp đỡ cho mình?

Và còn đây là lời kể của ông Ynoen Ayun, người dân tộc Hà Lăng ở Kontum, cho biết công an mặc thường phục đến nhà chở ông về đồn làm việc vì tín ngưỡng mà ông đang theo đuổi. Ông Ynoen đã nhiều lần bị mời làm việc và bị yêu cầu chối bỏ đức tin của mình. Ông kể lại lần cuối cùng bị bắt giữ trong đồn công an 8 ngày như sau:

“Tôi nói tôi không vô phòng giam vì không phạm tội nhưng công an vẫn đẩy tôi vào đó. Họ nhốt tôi trong cùng buồng giam với tội phạm xì ke, ma túy, mấy người chém giết cho họ đánh mình. Họ tra tấn nhiều cách, họ đánh, họ đá, họ muốn làm gì họ làm. Họ bắt đứng 1 chân, 2 tay dang ra, họ cột 2 bình nước ngọt, mỗi bình 1,2 lít, có đựng nước vào đầu dương vật, bằng sợi dây rất nhỏ làm đau chịu không nổi, chỉ khóc. Lúc đó bị té, bị ngã luôn rồi bị đánh. Mấy người đánh đó biết mình không phạm tội gì hết nhưng công an sai nên họ phải đánh thôi.”

Mặc dù Bộ Công an đã ban hành thông tư nghiêm cấm bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào trong quá trình điều tra hình sự cũng như qui định điều tra viên không được sách nhiễu đối với người bị tạm giữ, thế nhưng những nạn nhân như ông Ynoen không biết kêu cứu ở tổ chức hay đoàn thể nào.

Ngày nay, ở VN, dân chúng hoang mang không hiểu vì sao lại có quá nhiều cái chết oan uổng. Đói quá cũng chết, bệnh nghèo không có thuốc uống cũng chết, đang khỏe mạnh bị chích nhầm vắc-xin cũng chết, đi làm xe bị lọt ổ gà cũng chết, ăn trộm chó cũng bị đánh chết, vào đồn công an cũng có thể bị chết, hay thậm chí phát cơm từ thiện cũng bị đâm chết…

Xã hội VN được chính quyền Hà Nội đánh giá là ổn định nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm trả lời về những cái chết được dự báo trước đang diễn ra tràn lan như hiện nay?

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.