Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mở đầu hội thảo, Dân biểu Masha Alimi, thay mặt cho Chính phủ Geneva, Thụy Sĩ chào đón tất cả mọi người đến Geneva, thủ đô của nhân quyền. Đặc biệt, bà Alimi chào mừng Mục sư Vàng Chỉnh Mình của dân tộc H’mông, đến từ Hoa Kỳ trong dịp này: “Bạn được chào đón trên đất tin lành và mến khách,” bà nói.

Tiếp theo, Dân biểu Joëlle Fiss giải thích ý nghĩa của quy trình UPR (Universal Periodic Review tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, theo chu kỳ mỗi 5 năm). Tất cả các vấn đề liên quan đến nhân quyền được bao gồm và thảo luận. Tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc được xem xét. Không quốc gia nào có thể từ chối! Tất cả các nước và xã hội dân sự có thể đưa ra đề xuất đối với bất kỳ quốc gia nào. Nếu chính phủ Việt Nam muốn tiếp tục là thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 2026, như họ đã công bố chính thức, họ phải làm tốt hơn và quy trình UPR là một cơ hội duy nhất để chứng minh điều này.

Hội thảo tiếp tục với một đoạn video ngắn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt từ sau lần UPR cuối cùng vào năm 2019 (chu kỳ 3).

Được mời nhưng bà Mary Lawlord, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các Nhà bảo vệ Nhân quyền, đã không thể có mặt trực tiếp tại hội thảo. Tuy nhiên, Bà Lawlord đã gửi một thông điệp qua video đến hội thảo. Bà Lawlord nói rằng các nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam đang làm việc trên một loạt các vấn đề liên quan đến nhân quyền, bao gồm biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và quyền của các dân tộc thiểu số.

“Đáp lại việc làm ôn hoà của mình, họ bị nhà nước Việt Nam tước đoạt các quyền cơ bản một cách có hệ thống, như là bị bắt giữ và giam cầm tùy tiện, kết án hình sự, quấy rối, đe dọa và giám sát.

Nếu các nhà lãnh đạo của chính phủ Việt Nam thực sự cam kết thúc đẩy nhân quyền theo các nghĩa vụ quốc tế, họ phải quan tâm và hỗ trợ các nhà bảo vệ nhân quyền thay vì bỏ tù các nhà hoạt động.

Tôi sẽ tiếp tục kêu gọi các cơ quan chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp các nhà bảo vệ nhân quyền và bảo đảm rằng họ có thể thực hiện công việc hợp pháp của mình mà không bị quấy rối hoặc hành hung,” Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ Mary Lawlord tuyên bố.

Sau thông điệp mạnh mẽ này từ Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các Nhà bảo vệ Nhân quyền, buổi hội thảo tiếp tục với 3 phần trao đổi vềcác đề tài: Ngăn chặn tự do ngôn luận, sự đàn áp tôn giáo và các khuyến nghị để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Tự do ngôn luận

Cuộc thảo luận đầu tiên về tự do ngôn luận được cô Tôn Nữ Thùy Nhiên thuộc Việt Tân điều hợp, với sự tham gia của Arthur Rochereau (tổ chức Phóng viên Không Biên giới – RSF), Đôn Lê (Article 19), Margaux Ewen (Freedom House) và Nguyễn Văn Tráng (Đảng Việt Tân).

Phát biểu từ Đài Loan, Arthur Rochereau, văn phòng Châu Á của RSF, tuyên bố rằng Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới trong bảng xếp hạng hàng năm của RSF đã được công bố vào ngày 2 tháng 5 năm 2024. Từ năm 2016, RSF nhận xét thấy có nhiều vụ bắt giữ và giam giữ tùy tiện một cách quy mô điển hình như các trường hợp nhà báo Phạm Đoan Trang hoặc blogger Nguyễn Lân Thắng. Việt Nam cũng đã thực hiện hành vi đàn áp xuyên biên giới thông qua việc bắt cóc người ở nước ngoài, như Youtuber Đường Văn Thái, ở Thái Lan. Việt Nam sử dụng phần mềm độc hại Predator để giám sát các nhà báo của CNN. Anh Rochereau nhắc lại, vào năm ngoái, RSF, Việt Tân và các tổ chức khác đã kêu gọi Tổng thống Biden áp đặt áp lực lên Hà Nội trước chuyến đi của ông đến Việt Nam.

Các diễn giả tham dự phần hội thảo về đề tài CSVN ngăn chặn tự do ngôn luận. Từ phải: Đôn Lê (Article 19), Nguyễn Văn Tráng (Đảng Việt Tân), Arthur Rochereau (tổ chức Phóng viên Không Biên giới - RSF) kết nối từ Đài Loan - trên màn ảnh, cô Tôn Nữ Thùy Nhiên (thuộc Việt Tân, điều hợp) và LS Margaux Ewen (Freedom House)
Các diễn giả tham dự phần hội thảo về đề tài CSVN ngăn chặn tự do ngôn luận. Từ phải: Đôn Lê (Article 19), Nguyễn Văn Tráng (Đảng Việt Tân), Arthur Rochereau (tổ chức Phóng viên Không Biên giới – RSF) kết nối từ Đài Loan – trên màn ảnh, cô Tôn Nữ Thùy Nhiên (thuộc Việt Tân, điều hợp) và LS Margaux Ewen (Freedom House)

Nguyễn Văn Tráng, chuyên gia truyền thông xã hội, cho biết trên mạng thì các nhà hoạt động phải đối mặt với các dư luận viên của nhà nước và Lực lượng 47. Ngoài đời thì họ phải đối mặt với lực lượng Công an và bị bắt giam như gần đây anh Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình. Đội ngũ dư luận viên gồm khoảng 150.000 người, sử dụng những kẽ hở của hệ thống như “vi phạm các quy tắc cộng đồng” của mạng xã hội Facebook để hạn chế mạnh mẽ sự tiếp cận của những người hoạt động như trang Facebook của Việt Tân.

LS Margaux Ewen, Giám đốc chương trình Free Them All: nhằm giải cứu tù nhân chính trị, một dự án mới nhằm hỗ trợ các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ bị giam giữ như một biện pháp trả thù đối với công việc dũng cảm của họ. LS Ewen nhắc lại, trong năm 2023, Freedom House, CPJ và Trung tâm Robert Kennedy đã nộp một báo cáo cho UPR của Việt Nam để ghi rõ các vụ giam giữ và tra tấn các nhà báo dân sự tại Việt Nam. Báo cáo cũng lên án sự đàn áp xuyên biên giới mà Việt Nam thực hiện: bắt cóc các nhà hoạt động Việt Nam ở nước ngoài và bắt giữ các nhà hoạt động nước ngoài trên đất Việt Nam rồi giao cho một quốc gia thứ ba. Đối với tất cả các hành động này, Việt Nam phải chịu trách nhiệm và phải đối mặt với hậu quả của những gì họ làm.

Đôn Lê là một nhà hoạt động, tổ chức và nghiên cứu tập trung vào sự kết hợp giữa nhân quyền và công nghệ thuộc  tổ chức Article 19. Anh nhận thấy rằng số lượng nhà báo dân sự làm việc cho các phương tiện truyền thông độc lập ngày càng ít đi mỗi năm do sự trấn áp gia tăng của chế độ. Luật An ninh Mạng của VN đã giới hạn mạnh mẽ tự do ngôn luận trực tuyến và đáng lo ngại là tình trạng này có xu hướng sẽ còn trở nên tồi tệ hơn trong những năm tới.

Đàn áp tôn giáo

Phần hội luận thứ hai tập trung vào sự đàn áp tôn giáo với sự hiện diện của các Mục sư A Ga và Vàng Chỉnh Mình cùng với luật sư bảo vệ nhân quyền Nguyễn Văn Đài. Hội thảo này được anh Trần Đức Tuấn Sơn điều hợp.

Mục sư A Ga, sáng lập viên Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, phát biểu trực tuyến từ Mỹ, nhắc lại những truy sát gần đây mà hội thánh của ông đã phải đối mặt, như việc ông Y Krec Bya bị kết án 13 năm tù vào ngày 28/3/2024 và đặc biệt là cái chết bí ẩn của ông Y Bum Bya vào ngày 8/3/2024, được phát hiện treo cổ gần làng sau khi bị công an triệu tập. Ông Y Bum Bya đã bị công an đánh đập nhiều lần trong năm ngoái, để ép buộc ông từ bỏ đức tin Kitô giáo của mình.

Điều 70 của Hiến pháp Việt Nam bảo đảm tự do tôn giáo. Việt Nam đã ký và tham gia Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, theo công ước này Điều 18 bảo đảm quyền tự do tôn giáo, thế nhưng cách thức các nhóm tôn giáo bị buộc phải đăng ký với các cơ quan nhà nước cho thấy không có tự do tôn giáo ở Việt Nam. Mục sư A Ga kể lại, khi ông nộp đơn để đăng ký cho nhà thờ của mình thì quan chức địa phương đã yêu cầu ông phải điền thêm các đơn bổ sung cấp địa phương, ghi rõ tên và địa chỉ của tất cả các tín đồ của nhà thờ của mình. Do Mục sư A Ga từ chối cung cấp tất cả các chi tiết đó nên đơn đăng ký sinh hoạt của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên đã bị bác.

Các diễn giả tham dự phần hội thảo về đề tài đàn áp tôn giáo. Từ trái: Mục sư Vàng Chỉnh Mình (Liên minh Nhân quyền H’mông), Luật sư Nguyễn Văn Đài (Hội Anh Em Dân Chủ), Mục sư A Ga (Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên) kết nối trực tuyến từ Hoa Kỳ, Hoàng Tứ Duy (Đảng Việt Tân) và Trần Đức Tuấn Sơn (Việt Tân, điều hợp)
Các diễn giả tham dự phần hội thảo về đề tài đàn áp tôn giáo. Từ trái: Mục sư Vàng Chỉnh Mình (Liên minh Nhân quyền H’mông), Luật sư Nguyễn Văn Đài (Hội Anh Em Dân Chủ), Mục sư A Ga (Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên) kết nối trực tuyến từ Hoa Kỳ, Hoàng Tứ Duy (Đảng Việt Tân) và Trần Đức Tuấn Sơn (Việt Tân, điều hợp)

Đến từ Hoa Kỳ, Mục sư Vàng Chỉnh Mình, Liên minh Nhân quyền H’mông, kể lại những phương pháp tương tự của các cơ quan an ninh ở vùng Tây Bắc Việt Nam đối với người Kitô hữu H’mông. Từ những năm 1980, gần một nửa trong số 1,5 triệu người H’mông Việt Nam đã chuyển sang theo đạo Tin Lành và chế độ cho đây là một mối đe dọa ngày càng gia tăng. Các cơ quan chính quyền đã tìm mọi cách để phân tán các cộng đồng tôn giáo sao cho họ không phát triển quá nhiều về số lượng tín đồ. Họ buộc người dân làng di chuyển đến các khu vực vùng sâu xa hơn, trong các vùng núi. Nhiều người trong số họ đã phải chạy trốn vào miền Trung Việt Nam hoặc chạy qua các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Thậm chí ở Thái Lan, người H’mông cũng không hết khổ vì nhiều người trong số họ không có giấy tờ tùy thân do Việt Nam cấp, do đó họ gần như không thể xin quy chế tỵ nạn từ Cao ủy Tỵ nạn của LHQ. Các mục sư H’mông còn ở lại Việt Nam bị buộc phải gửi bài giảng của họ cho các cơ quan chính quyền trước thánh lễ. Công an trả tiền cho những tín đồ gián điệp trong các thánh lễ để báo cáo bất kỳ nội dung nào mà họ cho là “không tuân thủ chặt chẽ theo Kinh thánh.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài nhắc lại rằng Việt Nam là một quốc gia độc tài muốn kiểm soát mọi thứ trong nước, đó là lý do tại sao tất cả các cộng đồng tôn giáo đều phải đăng ký với các cơ quan chính quyền. Điều này là trái với tự do tôn giáo vì một tín đồ không cần phải có sự cho phép của ai đó để thực hành đức tin của mình. Trong những năm 2000, khi các vụ đàn áp tôn giáo được báo cáo đến các đại sứ quán phương Tây, họ thường xuyên cử người của tòa đại sứ đến tận nơi để xác nhận vấn đề và điều này đủ để dừng các cuộc tấn công. Ngày nay, vấn đề này không còn là mối ưu tiên của các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên các tổ chức phi chính phủ vẫn cần phải tiếp tục lên tiếng và báo động cộng đồng quốc tế về tất cả các vi phạm mà Hà Nội thực hiện đối với các cộng đồng tôn giáo, dù là ở Cao Nguyên hay ở Tây Bắc Việt Nam.

Khuyến nghị

Luật sư Sylvia Palomba (Destination Justice) điều hợp phần hội luận cuối cùng, dành cho các khuyến nghị, với sự tham gia của Dân biểu Alexandre de Senarclens (COSUNAM), Wiebke Hangst (Media Defence) và Hoàng Tứ Duy (Đảng Việt Tân).

Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư Đảng Việt Tân, cho biết Hà Nội đã nỗ lực rất nhiều để xây dựng hình ảnh của một quốc gia tôn trọng nhân quyền. Chế độ đã rất khó chịu khi bị quốc tế chỉ trích về những vi phạm nhân quyền. Là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, điều tối thiểu mà Việt Nam cần phải làm là tôn trọng các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc về các quyền tự do cơ bản của con người. Trách nhiệm của các tổ chức phi chính phủ là tiếp tục lên án các hành vi lạm dụng của chế độ. Ngoài ra, người dân Việt Nam cần quan tâm đến quy trình UPR vì thông qua các khuyến nghị được đưa ra bởi các quốc gia dân chủ, người dân Việt Nam có thể biết về tất cả các quyền mà chế độ đã cướp của họ.

Wiebke Hangst, luật sư của Media Defence, thông báo rằng tổ chức của cô giúp các gia đình của các nhà báo dân sự bị giam giữ nộp đơn tố cáo lên Nhóm Công tác chống Bắt bớ và Giam cầm Tùy tiện của LHQ (UNWGAD). UNWGAD đã công nhận tất cả các trường hợp được nêu ra là các vụ bắt giữ và giam cầm tuỳ tiện do nhà nước Việt Nam thực hiện. Vì lý do này, Media Defence kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy xoá bỏ các điều luật mơ hồ dùng để bịt miệng và đàn áp các nhà đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam.

Alexandre de Senarclens, luật sư, dân biểu và thành viên của Ủy ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM), nhấn mạnh rằng ông, cùng với nhiều dân biểu của tiểu bang Geneva, đã nhiều lần gửi thư đến tổng lãnh sự Việt Nam ở Thụy Sĩ để tố cáo các vi phạm về nhân quyền. Tuy nhiên, tất cả những văn kiện này đều không nhận được phản hồi gì từ phía Việt Nam. COSUNAM cũng tìm mọi cách để đưa vấn đề nhân quyền ở Việt Nam lên truyền thông tại Thụy Sĩ để tạo thêm sự quan tâm. Nếu Việt Nam muốn trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Thụy Sĩ, họ phải mở rộng hơn nữa xã hội dân sự của mình.

Kết thúc

Để đúc kết hội nghị, Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau, tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực. “Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…