Những điều trông thấy… từ Hội thảo bauxite

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lại thêm một lần nữa hội thảo quy mô về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên – một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã được giao kết trong những bản tuyên bố chung cấp cao giữa lãnh đạo hai nước Việt-Trung – buồn bã trôi qua vào ngày 9/4/2009 tại Hà Nội. Ra về, “ai giữ ý nấy”, kẻ chủ trương tiến hành nêu ra lắm lí do chính trị, kinh tế, phát triển địa phương… để mạnh dạn xúc tiến mặc dù người chủ đầu tư được nhà nước giao nhiệm vụ là tập đoàn Than Khoáng sản Việt nam (TKV) mà đại diện là ông Đoàn văn Kiến đã thú nhận: “Lỗ hay lãi bây giờ chỉ là dự đoán. Chúng tôi nói có lãi, các nhà khoa học bảo không. Khoa học và thực tế bao giờ cũng là 50:50. Vậy thì tốt nhất hãy làm đi, rồi mới kiểm nghiệm được. Thực tế sẽ trả lời” [1]. Vậy là sao nhỉ ? đổ ra 20 tỉ đô la cho chương trình khai thác bauxite luyện nhôm đầy “hứa hẹn” mà không chắc ăn, kiểu 50-50 như ông Kiến nói thì liệu có nên không, và ai sẽ chịu trách nhiệm trước núi bùn công nghiệp khoảng 20 triệu tấn khi vùng Tây Nguyên rộng lớn loang lở, khô cằn và hoang vu sau nầy… không kể 20 tỷ đô la nầy vay mượn từ đâu, và “ai”, “lấy gì” để trả nợ cho họ ? Hai lá thư (một từ đầu năm 2009 và một trong ngày hội thảo nói trên) của đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất ý kiến không được nhà đương quyền hồi đáp, ngó lơ và cuối cùng là “cả vú lấp miệng em” vì đã có “chủ trương lớn” một cách ngạo mạn. Ngao ngán thay !

JPEG - 34 kb

Không lẽ những nhà tham mưu, trí thức khoa học chung quanh Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng chính phủ, Thủ tướng, Bộ chính trị, Ban bí thư… không thấy sự “vụng về” của tay tổng giám đốc TKV hay sự loè bịp của các nhà đầu tư nước ngoài tham gia dự án quảng cáo lý thuyết về công nghệ, về khả năng “hoàn thổ” chất thải… mà họ chưa làm được ở nước họ ! Có phải chủ trương “trên cao” đã định thì cứ việc “làm tới đâu rút kinh nghiệm tới đó”, một tư duy “ăn đong” (ăn xổi) thời thượng và là thói quen thành nếp trong khi thành lập các dự án. Cái gì đang ràng buộc họ, lợi ích của đất nước hay… có một nguyên nhân sâu xa nào khác mà chỉ có một số ít người trong BCT mới rõ. Ngay như ĐT Võ Nguyên Giáp cũng không hề biết đến, nói chi là người dân thường như chúng ta. Trách nhiệm trước lịch sử vô cùng nặng nề mỗi khi con cháu chúng ta phải nai lưng trả nợ và gánh chịu mọi hậu quả tai hại vì lỗi lầm của cha ông.

JPEG - 37.4 kb
Tương lai đối với nguyên liệu thô alumina của TKV sẽ cũng không thể cạnh tranh được với Indonesia, và càng không thể cạnh tranh được với Australia. Ảnh: Khai thác bôxít ở miền Tây Australia. Nguồn: britannica.com

Chợt nhớ câu chuyện cách đây 4 tháng, vào cuối năm 2008, tại buổi Hội thảo về việc chiến lược xây dựng TPHCM “Xã Hội Chủ Nghĩa, Văn Minh, Hiện Đại vào năm 2020”, cả hội trường bỗng “ngẩn tò te” khi một nhà lãnh đạo tuyên giáo của thành phố HCM, TS Phan Xuân Biên cười cười, dõng dạc phân trần trước những nhà khoa học, thiết kế đô thị lẫn văn hoá, trả lời câu hỏi “tại sao lại là 2020” của một vị TS KH, rằng “thì tôi năm nay 60 tuổi rồi, cũng chỉ sống 20 năm nữa thôi, lập dự án xây dựng thành phố HCM văn minh hiện đại cũng chỉ chừng năm ấy để còn hưởng… tính xa hơn để làm gì” cơ mà ! Cái trò “hội thảo” để nghe ý kiến “phản biện” nầy chẳng qua là một “thủ pháp” dân chủ, làm bộ như “biết lắng nghe” nhưng người chủ toạ (Phó chủ tịch thường trực Nguyễn Thành Tài) thì “rút êm” sau khi đọc bài diễn văn hùng hồn để khai mạc. Lần Hội thảo về bauxite nầy cũng thế, tuy là Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nghiêm trang ngồi đến giờ chót nhưng cũng chỉ chờ để kết luận “vũ như cẩn” sau khi “tiếp thu” ý kiến. Ông vẫn khăng khăng xác nhận chủ trương lớn đã có, chỉ còn lại là những vấn đề kỹ thuật! [2]. Bao nhiêu tâm huyết, hi vọng và ưu tư về tương lai của đất nước, về những hiểm hoạ sẽ đến với dân tộc một khi Tây Nguyên còn lại là một vùng loang lở vì ô nhiễm, vùng đất chết như trên sao hoả đỏ lòm… cuối cùng những người có chức quyền, nắm vận mạng dân tộc vẫn “bình chân như vại”, “đâu lại vào đấy” như tính toán của họ. Hồng Lê Thọ 4/2009

[1] Tuần Việt Nam

[2] Ông Hoàng Trung Hải khẳng định, chủ trương phát triển ngành công nghiệp khai thác bô-xít, sản xuất alumina ở nước ta là đúng đắn và được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 10. Việt Nam có nguồn tài nguyên bô-xít lớn, có tiềm năng để hình thành ngành công nghiệp khai thác, sản xuất alumina lớn… Tuy nhiên “nhiều ý kiến còn nghi ngại về hiệu quả của dự án nên sẽ giao Bộ Công thương đánh giá lại toàn diện 2 dự án, báo cáo Thủ tướng vì vấn đề bô xít được Thủ tướng đặc biệt quan tâm” (VietNamNet)

Nguồn: http://www.diendan.org/giot-muc-gio…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?