Những Đối Phó Đầy Lúng Túng Của Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 16.4 kb

Trong lúc nhiều quốc gia tích cực hỗ trợ việc tổ chức những sinh hoạt vinh danh ngày nhân loại chính thức tuyên xưng các quyền căn bản của con người, để kỷ niệm năm thứ 58 (1948-2006) ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, mùng 10 tháng 12, thì Cộng sản Việt Nam lại tìm cách ngăn cản, sách nhiễu đối với những ai có dự tính tổ chức các sinh hoạt vinh danh ngày nhân quyền tại Việt Nam. Những hành động sách nhiễu của công an đối với các nhà đối kháng trong mấy ngày vừa qua, cho chúng ta thấy là Hà Nội đang hoảng sợ trước đà gia tăng thế liên kết đấu tranh giữa các nhà đối kháng không chỉ ngay tại Việt Nam mà còn mở ra với thế giới bên ngoài.

Trước hết là Cộng sản Việt Nam đã tìm cách cô lập và ngăn chận các nhà đối kháng tại Việt Nam không có thể tham gia vào cuộc Hội Luận quốc tế nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền bằng Palk Talk, diễn ra vào lúc 10 giờ sáng, giờ Việt Nam ngày 10 tháng 12. Công an đã cưỡng bức kỹ sư Đỗ Nam Hải lên trụ sở công an ‘làm việc’ mà chủ đích là cầm chân anh từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều ngày 10 tháng 12, để không thể tham dự vào cuộc hội luận do chính anh là người đại diện của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền tổ chức. Không những thế, Cục an ninh A42 của Bộ công an đã tung công an, mật vụ bám sát các nhà đối kháng như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Khắc Toàn, Bạch Ngọc Dương… để không có điều kiện tham dự cuộc hội luận, đồng thời phá sóng các điện thoại di động để không thể liên lạc với bên ngoài. Mặc dù công an Hà Nội tìm mọi cách cô lập và không cho bất cứ ai từ trong nước tham gia cuộc hội Luận; nhưng may mắn là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Linh Mục Phan Văn Lợi, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cụ Lê Quang Liêm, anh Du Lam, chuyên viên Nguyễn Phong đã tham dự và phát biểu. Sự kiện này cho thấy là tuy Cộng sản Việt Nam đã cố dồn sức cô lập và ngăn chận không cho bất cứ ai từ trong nước tham gia cuộc Hội Luận; nhưng họ đã thất bại. Thất bại này cho thấy là Cộng sản Việt Nam đã không còn ‘ba đầu sáu tay’ như dưới thời toàn trị và guồng máy bạo lực của chế độ đang bị soi mòn.

JPEG - 26.1 kb

Kế đến là sự bủa vây của công an đối với đám cưới của cô Lê Thị Minh Tâm, em gái của Luật sư Lê Thị Công Nhân vào ngày 10 tháng 12 vừa qua tại Hà Nội, bằng cách không cho một số nhà đối kháng như Bạch Ngọc Dương, Nguyễn Khắc Toàn, Lương Duy Phương, Trần Khải Thanh Thủy, Vũ Thanh Phương, Lê Thị Kim Thu, Nguyễn Phương Anh… tham dự. Cộng sản Việt Nam còn cho công an giả dạng nhân viên khách sạn nơi tổ chức tiệc cưới, để theo dõi các trao đổi của những người tham dự, nhất là cho lực lượng đặc biệt túc trực bên ngoài khách sạn hầu có thể ra tay kịp thời nếu có những biến động bất thường ở bên trong. Chỉ qua những dữ kiện này cho chúng ta thấy là Cộng sản Việt Nam đang rất sợ những cuộc tụ họp dưới mọi hình thức, đặc biệt là có liên hệ đến những nhà đối kháng. Với suy nghĩ bệnh hoạn rằng ‘ai không theo đảng là phản động’, Cộng sản Việt Nam luôn luôn coi những người có các phát biểu bất đồng hay lên tiếng chống lại lề thói cai trị độc tài của đảng Cộng sản hiện nay đều thuộc thành phần nguy hiểm. Chính vì vậy mà Hà Nội đã nhìn bất cứ đâu cũng thấy có kẻ thù và phản động. Họ luôn luôn sống trong não trạng lo sợ sự nổi dậy của quần chúng bất mãn.

JPEG - 15 kb

Thứ ba là trước ngày Quốc tế Nhân Quyền một tuần, Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành chỉ thị 37 khai triển từ thông báo số 41 của Bộ chính trị nhằm xiết lại các hoạt động báo chí. Trong chỉ thị 37, Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu bộ thông tin văn hóa và các ban ngành liên hệ phải tập trung quản lý không chỉ nội dung mà còn cả những hoạt động của các báo chí, truyền thanh, truyền hình. Cụ thể ra, Nguyễn Tấn Dũng đòi các ban ngành không cho phóng viên, ký giả viết về các tiêu cực xã hội, gây bất lợi cho tư thế lãnh đạo của đảng và nhà nước. Đồng thời Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định việc không cho tư nhân ra báo, để buộc các cơ quan đảng và nhà nước chấm dứt mọi quan hệ cho tư nhân thuê mướn giấy phép ra báo trong thời gian qua. Không cần phải đi sâu vào nội dung của Chỉ thị 37, người ta cũng thấy rõ chủ tâm của Nguyễn Tấn Dũng là muốn đảng phải nắm chặt báo chí ở trong tay như dưới thời toàn trị để che dấu hai điều: 1/Những tiêu cực trong xã hội đang làm suy giảm uy tín của đảng và nhà nước; 2/Những chống đối của quần chúng ngày một gia tăng đang tạo những bất ổn xã hội. Tuy nhiên, chỉ thị của Nguyễn Tấn Dũng rồi sẽ không cơ quan nào thi hành vì nó đi ngược lại nguyên tắc của xã hội mở, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO).

Với một vài hành động khá bất thường của Hà Nội trong tuần lễ kỷ niệm lần thứ 58 ngày quốc tế nhân quyền như đề cập bên trên, ta phải nói là Cộng sản Việt Nam đang đối phó làn sóng chống đối của người dân một cách loạn chiêu. Nghĩa là lúng túng và mâu thuẫn. Lúng túng vì tuy muốn ra tay khống chế mạnh bạo; nhưng lo sợ các sức ép từ bên ngoài, cuối cùng chỉ tung đòn sách nhiễu rồi thôi. Mâu thuẫn là những chỉ thị đưa ra ngược với các chủ trương hội nhập quốc tế mà Hà Nội đã thổi lên từ nhiều năm nay. Phản ứng này người ta thường thấy nó xảy ra vào những ngày cuối cùng của một chính quyền đã mất hết lòng dân; nhưng lại cố lôi kéo hào quang quá khứ để biện minh cho sự độc quyền hầu kéo dài sự tồn tại được ngày nào hay ngày ấy. Thật vậy, nếu là một chế độ được dân chúng ủng hộ và có tự tin thì qua sự gia nhập WTO, Cộng sản Việt Nam đã phải hành xử cách khác, văn minh hơn để đứng ngang tầm với thế giới sau khi gia nhập WTO. Rõ ràng là Cộng sản Việt Nam đang ở trong tâm trạng hoảng sợ.

12/12/2006

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.