Những Giải Nobel Năm 2004

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 27.5 kb
Các vị nhận giải Nobel ngồi ở hàng ghế đỏ bên trái. Hoàng tộc Thụy Điển ngồi bên phải.

Hàng năm cứ vào tháng 10, Viện Hàn Lâm Khoa học Hoàng Gia Thụy Điển công bố những nỗ lực của các nhà nghiên cứu và của các nhà hoạt động mà Viện công nhận đã phục vụ cho con người trên các lãnh vực Y học, Văn học, Kinh Tế, Vật lý, Hóa học và Hòa Bình. Các giải thưởng nói trên đều công bố ở Thủ đô Thụy Điển, riêng giải Hòa Bình thì công bố tại thủ đô Oslo, Na Uy. Lễ trao các giải thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 10-12, kỷ niệm ngày mất của Alfred Nobel năm 1896. Trị giá của mỗi giải thưởng trên 1 triệu Mỹ Kim. Sau đây là kết quả công bố của Viện Hàn Lâm Khoa học Hoàng Gia Thụy Điển về các giải thưởng năm 2004:

Giải Nobel Hòa Bình

JPEG - 20.5 kb
Bà Wangari Maathai

Bà Wangari Maathai, 64 tuổi của nước Kenya tại Phi Châu đã đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2004. Bà Wangari Maathai, hiện là Thứ trưởng Môi trường của Kenya, người phụ nữ đầu tiên của châu Phi được trao giải kể từ khi bắt đầu có giải thưởng này năm 1901. Đây là sự thừa nhận những nỗ lực đấu tranh vì nền dân chủ của bà và nhất là tán dương nỗ lực vận động trồng 30 triệu cây để ngăn chặn nạn phá rừng. Qua kết quả này cho thấy là lần đầu tiên, giải Nobel Hòa Bình đã chú ý đến lãnh vực môi trường và đã biết khuyến khích con người tham gia đấu tranh để cải thiện môi trường, như một nỗ lực quan trọng và đáng quý như tham gia vào công cuộc thúc đẩy nền hòa bình cho thế giới. Theo ông Ole Danbot Mjoes, Chủ tịch Ủy ban chọn lựa các ứng viên của giải Nobel Hòa Bình cho biết là Ủy Ban đã chính thức coi các nỗ lực vận động cho môi trường và cũng là một nỗ lực của vận động hòa bình, nhất là đối với Phi Châu. Theo tin tức thì bà Maathai, 64 tuổi, là người phụ nữ đầu tiên ở khu vực Trung và Đông Châu Phi giành được học vị tiến sĩ, tại trường đại học Mount St. Scholastica, Hoa Kỳ vào năm 1964. Với sự tuyển chọn là Wangari Maathai lãnh giải Nobel Hòa Bình năm 2004, tính cho đến nay, Phi Châu có tất cả 4 người được giải thưởng Nobel Hòa Bình này là Tổng thư ký LHQ Kofi Annan (2001), hai ông Nelson Mandela và F. W. de Klerk người Nam Phi (1993) và bà Maathai (2004).

Giải Nobel Hóa Học

JPEG - 24.6 kb
Từ trái sang phải: Aaron Ciechanover, Avram Hershko, Irwin Rose

Hai nhà khoa học người Israel là Aaron Ciachanover và Avram Hershko và một nhà hóa học người Mỹ là ông Irwin Rose đã được tuyển chọn lãnh giải Nobel Hóa Học năm 2004 vì những khám phá của họ về quá trình các tế bào phá hủy những protein không cần thiết, khởi đầu bằng một hóa chất có tên là “nụ hôn của tử thần”. Mỗi tế bào của con người chứa khoảng 100.000 protein khác nhau thực hiện rất nhiều công việc như tăng tốc các phản ứng hóa học và đóng vai trò như các tín hiệu. Hiện đã có năm giải Nobel đã được trao cho các nghiên cứu về sự kiểm soát của các tế bào đối với các protein. Nhưng người ta chưa mấy quan tâm tới cách thức mà các tế bào phá hủy các protein khi chúng không còn cần thiết. Ba nhà nghiên cứu nói trên đã khám phá ra một quá trình, bắt đầu từ khi protein thừa bị một phân tử nhất định nắm lấy, đánh dấu nó sẽ bị phá hủy. Protein bị đánh dấu này sau đó sẽ bị phân chia thành từng mảnh. Quá trình này có ảnh hưởng tới các quá trình quan trọng khác như phân chia tế bào, khôi phục DNA và quản lý chất lượng các protein mà cơ thể mới tạo ra cũng như các phần quan trọng của hệ miễn dịch trong cơ thể. Hai ông Ciachanover và Hershko hiện đang làm việc tại Khoa Y, Viện Công nghệ Israel (Haifa, Israel) và là hai người Isreal đầu tiên đoạt giải Nobel về Khoa Học. Giáo sư Rose là một nhà nghiên cứu về sinh học tại Đại học California-Irvine.

Giải Nobel Văn Chương

JPEG - 7.6 kb
Bà Elfriede Jelinek

Bà Elfriede Jelinek, sinh năm 1946, nhà văn nữ của Áo, nhận giải thưởng Nobel văn học năm 2004. Bà Elfriede Jelinek được nổi tiếng và nhiều người biết đến trên toàn thế giới là cuốn tiểu thuyết “The Piano Teacher” (Giáo viên Piano) được đạo diễn Michael Haneke dựng thành phim năm 2001. Bà là người phụ nữ thứ 10 được nhận giải thưởng Nobel văn chương. Ủy ban tuyển chọn giải Văn chương cho biết là bà Elfriede Jelinek có lối viết tinh tế và diễn tả xuất sắc về đời sống bi thảm và rập khuôn nhàm chán của con người trong những xã hội cực quyền. Tác phẩm của bà đa số viết về thân phận của người phụ nữ.

Giải Nobel Y Khoa

JPEG - 27.2 kb
Từ trái sang phải: Bác sĩ Richard Axel và Bác sĩ Linda B. Buck

Giải Nobel Y Khoa năm 2004 đã trao cho hai nhà nghiên cứu Y Khoa của Hoa Kỳ, đó là Bác sĩ Richard Axel và nữ bác sĩ Linda B. Buck, về những khám phá liên quan đến những bí mật của khứu giác. Bác sĩ Richard Axel, 58 tuổi, đang làm việc tại Trung Tâm Y Tế Howard Hughes và Đại Học Columbia còn nữ bác sĩ Linda B. Buck, 57 tuổi, thì làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson. Năm 1991, cả hai vị bác sĩ này đã cùng công bố những khám phá của mình và từ đó tới nay mỗi người thực hiện những nghiên cứu với chính họ để truy tìm rõ hơn về hệ thống khứu giác. Hai bác sĩ này đã phát hiện ra một dòng gien lớn, trong đó bao gồm hơn 1.000 gien khác nhau tạo nên sự kiểm soát đối với những protein cảm nhận mùi đặc biệt. Những protein này được tìm thấy trong những tế bào sắp thành một khu vực nhỏ sâu trong mũi và phát hiện những phân tử mùi khi chúng được hít vào. Tuy nhiên, mỗi tế bào chỉ có một loại protein, và mỗi protein này chỉ có thể phát hiện một lượng giới hạn vật chất. Vì thế mà mỗi tế bào chỉ có thể cảm nhận được một vài mùi đặc biệt. Các tế bào này gửi những tín hiệu theo những sợi thần kinh cực nhỏ tới vùng não kiểm soát sự cảm nhận mùi. Từ đó, thông tin sẽ được chuyển tiếp tới những vùng khác của não, nơi thông tin từ những giác quan khác được kết hợp, tạo thành một mẫu mùi mà não sẽ nhận ra và ghi nhớ như một mùi riêng biệt.

Giải Nobel Vật Lý

JPEG - 23.8 kb
Từ trái sang phải: các nhà vật lý David Gross,David Politzer và Frank Wilczek

Cả ba nhà khoa học người Mỹ là David J. Gross, sinh năm 1949 đang giảng dạy tại Viên đại học Santa Barbara, tiểu bang California; Tiến sĩ H. David Politzer sinh năm 1949 đang dạy tại Viện Công Nghệ California và Tiến sĩ Frank Wilczeck, sinh năm 1951, đang giảng dạy tại Viện Đại Học Công Nghệ Massachusetts, đã cùng đoạt giải Nobel Vật lý năm 2004, vì đã có những khám phá quan trọng về “sự liên quan của lực mạnh, hay còn được gọi là “lực mầu”. Lực mạnh này là một trong những năng lượng chi phối trong các hạt nhân nguyên tử, xảy ra giữa các hạt quark bên trong proton và neutron. Những khám phá của ba nhà khoa học này, được xuất bản vào năm 1973, đã dẫn tới lý thuyết sắc động học lượng tử QCD (quantum choromodynamics). Theo những người trao giải thưởng thì “lý thuyết này là một cống hiến quan trọng cho lý thuyết “Mô hình chuẩn”. “Mô hình chuẩn” là một lý thuyết mô tả toàn bộ các hiện tượng vật lý có quan hệ với: lực điện từ, xảy ra giữa các hạt tích điện; lực yếu, vốn rất quan trọng trong việc sản sinh năng lượng của mặt trời; và lực mạnh, xảy ra giữa các hạt quark.

Giải Nobel Kinh Tế

JPEG - 29.2 kb
Từ trái sang phải: Tiến sĩ Kydland, Tiến sĩ Prescott

Giải Nobel Kinh Tế năm 2004 trao cho hai nhà kinh tế Na Uy và Hoa Kỳ về công trình nghiên cứu về cách thức hình thành chính sách kinh tế và yếu tố tác động tới chu kỳ kinh doanh. Hai nhà kinh tế này là Tiến sĩ Finn Kydland, người Na Uy và Tiến sĩ Prescott người Mỹ. Trong bản thông báo trình bày về lý do chọn lựa hai nhà kinh tế này, Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Thụy Điển đã cho biết rằng: “Công trình nghiên cứu của hai nhà kinh tế Kydland và Prescott không những làm thay đổi cách nghiên cứu kinh tế, mà còn tác động sâu sắc tới thói quen nắm bắt chính sách kinh tế nói chung, và chính sách tiền tệ nói riêng. Nghiên cứu của họ đã làm thay đổi lý thuyết về chu kỳ kinh doanh thông qua việc kết hợp nó với lý thuyết về tăng trưởng kinh tế”. Tiến sĩ Finn Kydland giảng dạy tại Đại học Carnegie Mellon và Đại học California. Tiến sĩ Prescott đang làm việc tại Đại học bang Arizona và Ngân hàng Dự trữ liên bang Minneapolis. Nghiên cứu năm 1997 của họ về “vấn đề kiên định theo thời gian” mô tả cách thức các nhà hoạch định chính sách thường tạo ra tác động ngược lại với dự định ban đầu vì họ thiếu tính nhất quán – thí dụ như ban đầu thì dự định giữ giá không đổi nhưng thực tế lại tạo ra lạm phát. Công trình của họ giúp thay đổi hướng tập trung trong việc hoạch định chính sách của các tổ chức mà không đưa ra các biện pháp cụ thể.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.