Những sự kiện nổi bật trong năm 2011

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một năm nhìn lại

Tháng Giêng

Tại quốc gia nhò bé Tunisia ở Bắc Phi, cuộc tự thiêu của một người bán hàng rong tên Mohamed Bouazizi đã tạo nên làm sóng phản kháng rộng lớn, dẫn đến sự sụp đổ của chính thể độc tài đã kéo dài 24 năm tại xứ này của Tổng Thống Ben Ali. Ben Ali sau đó phải trốn qua Saudi Arabia. Cuộc cách mạng chống độc tài của người dân Tunisa vừa kể được thế giới đặt tên là Cách Mạng Hoa Lài, sau đó đã thổi quét qua các quốc gia khác tại Bắc Phi và Trung Đông như Ai Cập, Libya,… Tất cả các quốc gia mà cuộc cách mạng Hoa Lài lan toả đến đều nằm dưới các chế độ độc tài với những mức độ khác nhau. Thế giới gọi chung sự kiện này là “Mùa Xuân Ả Rập”.

JPEG - 71.8 kb
Cách mạng hoa lài tại Tunisia

Hai sự kiện quan trọng khác trong tháng giêng năm 2001 là trận lũ lụt lớn ở Rio de Janeiro, Brasil làm thiệt mạng 903 người; và vụ bom nổ tại phi trường quốc tế Domodedovo ở Moscow, Nga làm 37 người chết và hơn 180 người bị thương.

Tháng Hai

Tổng Thống Hosni Mubarak của Ai Cập từ chức, chấm dứt chế độ độc tài kéo dài 30 năm của ông ta. Đây là cuộc cách mạng thành công thứ nhì của Mùa Xuân Ả Rập.

JPEG - 66.3 kb
Cách mạng tại Ai Cập

Cơn bão cách mạng tiếp tục thổi qua các nước trong vùng như Yemen, Bahrain, Morocco, Libya, Syria, … Riêng tại Libya, nhà độc tài Muammar Gaddafi đã thẳng tay đàn áp phong trào dân chủ ở Libya để duy trì chế độ của ông cho đến hơi thở cuối cùng.

Trong tháng hai một vụ động đất lớn đã xẩy ra tại thành phố Christchurch, Tân Tây Lan, làm thiệt mạng hơn 200 người.

JPEG - 43.5 kb
Động đất ở Christchurch Tân Tây Lan

Tháng Ba

Trận động đất với cường độ 9 Richter gây nên những đợt sóng thần khổng lồ đã tiêu hủy các thành phố ven vùng biển phiá Đông Bắc Nhật Bản, khiến khoảng 30 ngàn người thiệt mạng và nhiều triệu người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Cuộc động đất kèm sóng thần này đã gây tai nạn nhà máy điện nguyên tử hạt nhân Fukushima. Đây là tai nạn nguyên tử lớn nhất thế giới kể từ tai nạn tại Chernobyl vào năm 1986.

JPEG - 74.5 kb
Động đất ở Nhật Bản

Trong tháng 3 cuộc cách mạng tại Libya đã dẫn đến nội chiến tại nước này. Nhà độc tài Muammar Gaddafi dùng đủ loại vũ khí hạng nặng, kể cả phi cơ và pháo binh, tấn công các cuộc biểu tình của dân chúng, đặc biệt là tấn công các lực lượng quân sự ly khai theo về phía dân chúng. Khối NATO bắt đầu can thiệp để thi hành nghị quyết “bảo vệ những vùng cấm bay” của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhằm ngăn ngừa những phi vụ tấn công biểu tình bằng không quân của Gaddafi.

Tại xứ láng giềng Bahrain của Libya, vua Hamad Al Khalifa công bố tình trạng khẩn cấp và ra tay đàn áp những cuộc biểu tình đòi dân chủ.

Liz Taylor, minh tinh màn bạc nổi tiếng suốt mấy thập niên, qua đời ở tuổi 79, sau một thời gian dài bệnh hoạn.

Tháng Tư

Đám cưới của Hoàng tử William của Anh Quốc với cô Kate Middleton đã được khoảng 2 tỉ người theo dõi qua truyền hình.

JPEG - 48.3 kb
Đám cưới Hoàng Tử William và Kate Middleton

Cựu Tổng Thống nước Cotes D’Ivoire là Laurent Gbagbo bị bắt, chấm dứt cuộc khủng hoảng và nội chiến kéo dài trong 2 năm 2010 và 2011.

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị Toà Sơ Thẩm kết án 7 năm tù cộng 3 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tháng Năm

Lãnh tụ khủng bố al Qaida Osama bin Laden bị lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ hạ sát tại Abbottabad, Pakistan, sau hơn 10 năm truy tìm. Xác của bin Laden được thuỷ táng ở Biển Ả Rập theo những nghi thức Hồi Giáo.

Tại nước Mỹ cơn lốc xoáy ở Joplin, tiểu bang Missouri khiến 116 người thiệt mạng và phá hủy nhiều nhà cửa và xe hơi.

Liên Hiệp Âu Châu quyết định cứu trợ tài chánh nước Bố Đào Nha (Portugal) với ngân khoản 78 tỉ euro.

Sau nhiều năm trốn tránh, cựu Tư Lệnh quân đội Bosnia là Tướng Ratko Mladic bị bắt và bị đem ra xét xử tại Toà Án Hình Sự Quốc Tế vì tội diệt chủng và tội ác chiến tranh.

Tháng Sáu

Tại Syria chế độ độc tài của Bashar al-Assad thẳng tay bắn giết phong trào phản kháng khiến hàng ngàn người biểu tình bị thiệt mạng.

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama công bố kế hoạch rút quân nhanh chóng khỏi A Phú Hãn.

Nạn đói vì hạn hán đe dọa mạng sống của hơn 11 triệu người dân nước Somalia khiến Liên Hiệp Quốc phải kêu gọi cứu trợ khẩn cấp.

Bụi khói của núi lửa Puyehue tại Chí Lợi bay tràn khí quyển làm cản trở rất nhiều chuyến bay trên thế giới.

Các cuộc biểu tình quay tụ hàng ngàn người để phản đối Trung Quốc xâm lược nổ ra tại Hà Nội và Sài Gòn, khởi đầu cho một chuỗi hơn 11 cuộc biểu tình liên tiếp trong những ngày cuối tuần sau đó.

JPEG - 59.6 kb

JPEG - 65.3 kb

Tháng Bảy

Anders Behring Breivik, một thanh niên Na Uy 32 tuổi, nổi giận vì vấn đề di dân của người Hồi Giáo và những vấn đề xã hội của Na Uy, đã đặt bom nổ giữa thủ đô Oslo khiến 8 người thiệt mạng; sau đó dùng súng tự động bắn chết thêm 69 người nữa trước khi bị bắt.

Nhà tài phiệt truyền thông Rupert Murdoch, 80 tuổi, phải ra làm chứng trước Quốc Hội Mỹ, liên quan đến cáo buộc nghe lén điện thoại. Nhà tỷ phú đứng hạng 122 trên thế giới về sự giàu có (hạng 39 ở Hoa Kỳ) và được đánh giá là người có thế lực đứng hàng thứ 24 trên thế giới này đã phải công khai xin lỗi về hành động của mình.

Lũ lụt nặng nề nhất trong lịch sử nước Thái Lan cướp đi sinh mạng của hơn 600 người và hơn 12 triệu người bị ảnh hưởng.

Một quốc gia mới ra đời: nước South Sudan.

Phi thuyền con thoi Atlantis trở về từ trạm không gian quốc tế đáp an toàn tại Kennedy Space Center, kết thúc chương trình phi thuyền con thoi của NASA.

Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tiếp diễn ở Hà Nội và bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp, bắt bớ.

JPEG - 44.9 kb
Đại Úy Công an Minh đạp mặt người biểu tình Nguyễn Chí Đức gây phẫn uất khắp thế giới.

Tháng Tám

Lực lượng cách mạng tại Libya đã tiến vào thủ đô Tripoli, chiếm dinh thự của Đại Tá Gaddafi, chấm dứt chế độ độc tài kéo dài 42 năm tại xứ này.

NASA công bố hình ảnh cho thấy là có thể có nước trên sao Hỏa (Mars).

Irene, trận cuồng phong mạnh nhất kể từ 2 thập niên qua, đã ập vào miền biển phiá Đông của Hoa Kỳ khiến hơn 50 người thiệt mạng và nhiều triệu người lâm vào cảnh khốn khó. Thiệt hại ước lượng hơn $15 tỉ mỹ kim.

Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tiếp diễn ở Hà Nội trong tình trạng bị nhà cầm quyền CSVN gắt gao đàn áp, bắt bớ. Mười lăm thanh niên Công giáo và Tin lành bị bắt.

Toà Phúc Thẩm bác kháng cáo của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và y án của Toà Sơ Thẩm là 7 năm tù cộng 3 năm quản chế.

Tháng Chín

Tại thành phố New York Hoa Kỳ bùng lên phong trào phản đối có tên là “Chúng tôi là 99%” chống lại sự tham lam của giới tài phiệt ngân hàng cùng tình trạng cách biệt giàu nghèo. Phong trào có tên là “Chiếm giữ Wall street” (Wall street là con đường có nhiều ngân hàng và trung tâm thị trường chứng khoán Mỹ) sau đó đã lan rộng sang miền Tây Hoa Kỳ và nhiều thành phố lớn ở Canada.

Ấn Độ và Bangladesh ký thoả ước chấm dứt 40 năm xung đột biên giới.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi cứu trợ nạn nhân thiên tai tại Pakistan sau trân lũ lụt khiến gần 400 người thiệt mạng.

Tháng Mười

Steve Jobs, sáng lập viên và CEO của hãng điện tử Apple qua đời ở tuổi 56. Những phát minh của Steve Jobs đã mang lại những thay đổi to lớn trong cuộc sống của nhân loại.

Nhà độc tài Gaddafi bị lực lượng nổi dậy tìm thấy và hạ sát khi ông ta đang trốn trong một ống cống ở ngoại ô thành phố Sirte, sinh quán của ông. Thi hài của Gaddafi sau đó bị đem ra trưng bày cho dân chúng xem.

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ làm thiệt mạng 644 người và phá hủy hơn 2 ngàn căn nhà.

Israel đổi 1.027 tù binh Palestine lấy 1 tù binh Israel.

Tháng Mười Một

Phi thuyền mang tên “Mars Science Laboratory Rover Curiosity” là phi thuyền tối tân nhất để thám hiểm hành tinh Mars, được phóng đi từ Kennedy Space Center, dự trù sẽ đáp xuống Mars vào ngày 5 Tháng 8 năm 2012.

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi soạn luật biểu tình.

Nhà nước CSVN bắt cóc bà bùi Thị Minh Hằng và đưa đi cải tạo 2 năm không qua xét xử.

Tháng Mười Hai

Hoa Kỳ chính thức tuyên bố chiến tranh Iraq chấm dứt.

Bão lớn Washi ở miền Nam Phi Luật Tân khiến 1.257 người chết, hơn 800 người mất tích và hơn 10 ngôi làng bị phá hủy.

Cựu Tổng Thống Vaclav Havel của Tiệp Khắc qua đời (ngày 18/12). Ông là người chủ chốt của cuộc cách mạng nhung ở Tiệp Khắc hơn 2 thập niên trước đây. Trước đó một ngày, nhà lãnh đạo độc tài Kim Jong-il của Bắc Hàn chết trong một toa xe lửa bọc thép.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.