‘Những việc cần làm ngay’: Ông Trọng muốn ghi dấu ấn ‘Nguyễn Văn Linh thứ hai’?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chẵn ba chục năm sau phong trào “Những việc cần làm nay” của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư đương đại là ông Nguyễn Phú Trọng dường như đang muốn lặp lại dĩ vãng và đi vào lịch sử với cụm từ tương tự trong một nghị quyết của đảng cầm quyền.

Ngày 19/12/2016, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Cách đây 6 tháng, vào ngày 3/6, ông Trọng cũng đã khởi đi chiến dịch “việc cần làm ngay” bằng một văn bản của tổng bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Công an, Ban cán sự đảng các bộ Công Thương, Tài chính, Kiểm toán nhà nước, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung về “Xe tư nhân gắn biển số xanh và di sản của Phó chủ tịch Hậu Giang”, liên quan trực tiếp trường hợp Trịnh Xuân Thanh.

JPEG - 29.1 kb
Ảnh: VOA

Khi đó, khá nhiều dư luận cho rằng việc nhắc lại cụm từ “việc cần làm ngay” dường như thể hiện ý chí của ông Trọng muốn trở thành “Nguyễn Văn Linh thứ hai”.

Cần nhắc lại, “những việc cần làm ngay” được coi là một khẩu hiệu phục vụ cho cuộc “chỉnh đảng”, khởi đầu vào năm 1987, sau khi ông Nguyễn Văn Linh chấp nhiệm chức vụ tổng bí thư vào năm 1986 và khởi sự phong trào “Đổi mới”.

Từ năm 1986 đến năm 1990, tổng bí thư Linh đã viết khoảng 18 bài cho mục “những việc cần làm ngay” được mở trên báo Nhân Dân, phê phán những vụ việc quan chức và đảng viên dính líu tiêu cực hoặc có lối sống “không lành mạnh”.

Còn giờ đây, với một nghị quyết sử dụng cụm từ “Những việc cần làm ngay”, rất có thể tổng bí thư Trọng muốn ghi dấu ấn đoạn cuối sự nghiệp chính trị của mình bằng một cái gì đó na ná như cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Tuy thế, dư luận cũng đánh giá rằng cho dù muốn “làm ngay” và lặp lại hình ảnh của ông Nguyễn Văn Linh, ông Nguyễn Phú Trọng đang vấp phải tình trạng tham nhũng hiện thời gấp hàng trăm lần so với cách đây ba chục năm. Do vậy, không có gì bảo đảm là tổng bí thư Trọng có thể làm được một chiến dịch lớn nhằm “xoay chuyển tình thế” cho đảng cầm quyền rất thiết thân của ông.

Ghi nhận đáng chú ý là bản nghị quyết “Những việc cần làm ngay” của tổng bí thư Trọng đã chỉ đề cập đến một số biểu hiện nho nhỏ như “tiệc tùng”, “chè chén” – quá ít so với các nội dung đã được quy định trong nghị quyết về “19 điều đảng viên không được làm”. Và càng không thấy đề cập gì đến công cuộc “chống tham nhũng” mà ông Trọng đã thực hiện suốt 6 tháng qua, nhưng vẫn chưa đâu vào đâu. Thậm chí ngay một vụ Trịnh Xuân Thanh “dễ” đến như thế, mà cho tới giờ Thanh vẫn bóng chim tăm cá…

Lê Dung / SBTN

Nguồn: SBTN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.