Niềm Mơ Ước Trong Mùa Giáng Sinh Của Giáo Phận Sài Gòn và Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Phương Anh, phóng viên đài RFA, 2007.12.25)

Hưởng ứng lời kêu gọi trong lá thư của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt gửi linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân vào ngày 15 tháng 12, xin mọi người cầu nguyện cho các cấp chính quyền sớm giải quyết trả lại Tòa Khâm Sứ cho giáo phận Hà Nội, vào đêm 18 tháng 12 vừa qua, sau buổi thánh ca với khoảng 4.000 người tham dự, tất cả mọi người đã tụ họp trước Toà Khâm Sứ của giáo phận Hà Nội để thắp nến, và cầu nguyện.

- Bấm vào đây để nghe tiết mục này
- Tải xuống để nghe

Lần đầu tiên xảy ra

JPEG - 13.5 kb
Hàng ngàn giáo dân tập trung cầu nguyện yêu cầu chính quyền Hà Nội trả lại Tòa Khâm Xứ. Photo courtesy of Vietcatholic.net.

Trong lịch sử Giáo phận Hà Nội, đây là lần đầu tiên sự kiện này xảy ra. Trước đó, ở miền Nam, vào ngày 3 tháng 12, bức tâm thư của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo phận TPHCM, Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, về khu nhà 11 Nguyễn Du, Sàigòn, của Đại Chủng Viện Sàigòn trước đây, cũng được gửi đến toàn thể các giáo xứ trong điạ phận để kêu gọi mọi người hợp ý cầu nguyện.

Cả hai sự việc xảy ra trước ngày đại lễ Giáng Sinh như một sư nhắn gửi và mong chờ và của tất cả các tín đồ theo đạo Công Giáo. Kỳ này, Phương Anh mời qúi vị nghe những thông tin liên quan đến hai sự kiện đặc biệt này.

Trước hết, về cơ sở 11 Nguyễn Du, thuộc Giáo Phận TPHCM, được biết rằng suốt từ năm 1976 đến nay, nhà nước đã giao cho Viện Quy Hoạch và Thiết Kế thuộc Bộ Xây Dựng để làm văn phòng, sau đó làm xưởng cưa và cuối cùng thì lại làm thành nhà ở cho cán bộ công nhân viên, gọi là khu nhà tập thể 11 Nguyễn Du. Hiện nay, đang có 50 hộ gia đình sống ở đây.

Suốt nhiều năm qua, nhiều lần Toà Giám Mục đã gửi văn thư để xin nhà nước trả lại, nhưng không được đáp ứng. Cho đến cuối tháng 11 vừa qua, Ủy Ban Nhân Dân TPHCM lại gửi cho Toà Giám Mục Sàigòn một văn thư xác nhận rằng “không có cơ sở xem xét giải quyết”. Linh mục Huỳnh Công Minh, tổng đại diện giáo phận cho biết:

“Đức Hồng Y đã công khai, chính thức viết thư cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận để cho giáo dân biết tình hình của cơ sở, một phần của đại chủng viện, một khu nhà đất, nhà nước đã tịch thu sau 30-4-75, toà Giám Mục cũng khiếu nại từ lúc đó, người ta không giải quyết và toà Giám Mục cũng vẫn khiếu nại.

Cho nên Đức Hồng Y thông báo cho biết tình hình. Như đã nói trong thư, Đức Hồng Y đã có văn bản khiếu nại với nhà nứơc, chính quyền, và kêu mời mọi người cầu nguyện, trong tinh thần Công Giáo, không muốn tạo thành một chuyện đối đầu hay gây rắc rối. Nhưng quyền lợi của mình, mình yêu cầu, không được giải quyết thì mình khiếu nại.

Cũng hy vọng với tinh thần đó thì nhà nước sẽ giải quyết. Và không phải chỉ có trường hợp này mà những trường hợp khác cũng sẽ như vậy. Giáo Hội cũng như giáo dân, mình có quyền yêu cầu để giải quyết cho thoả đáng.”

Chị Hạnh, một giáo dân ở xứ Tân Định cho hay: “Đất thì đất của nhà mình, tự nhiên giống như một cái gì đó không phải của mình nữa và không hợp lý. Trong tâm thư của Đức Hồng Y, chỉ xin cầu nguyện thôi.”

Anh Nguyễn Văn Tri, giáo dân ở Bắc Hải cũng phát biểu: “ Tôi nghĩ là chắc chắn đòi được nhưng cái vấn đề là phải có hướng trao đổi như thế nào vì dù sao thì khu đất đó giao cho phiá nhà nước, người ta giao cho các cán bộ công nhân viên ở quá lâu rồi, thành thử nhìn chung thì mình phải có cách nào đó để trao đổi, hỗ trợ sao đó.”

Nguyên nhân

Trong khi đó thì ở ngoài Bắc, nguyên nhân nào đã dẫn đến biến cố đêm 18 tháng 12 vừa qua, nữ tu Lê thị Đường, dòng Mến Thánh Giá Hà Nội cho hay:

“Mấy hôm trước, người ta biến sân toà Khâm Sứ của mình thành cái bãi xe của một siêu thị mới mở, đầy cả một sân xe, 3, 4 ngày nay họ làm như vậy. Trong khi đó, nhà dòng chúng em ngay bên cạnh, bức xúc lắm, và dân chúng ở đây cũng bức xúc lắm. Khi được tin là cha Quế nói rằng tất cả mọi người cùng hướng về đó, và tất cả cùng ra đấy, chúng em cảm thấy có một cái gì đó được an ủi rất nhiều, vì trước đấy thì không biết làm thế nào…

Khi đó mọi người đều ra ngoài đó và cầu nguyện rất sốt sắng, mình cảm thấy rất phấn khởi. Mỗi lần đi qua đó lại dâng một lời cầu nguyện vì đó là đất của mình mà người ta làm như thế. Từ hôm nay trở đi, cứ thứ bảy, là mình sẽ ra khu đó để cầu nguyện ngoài đó, Có một lá thư của Đức Tổng đã gửi chung cho tất cả các giáo dân để kêu gọi mọi người cầu nguyện để người ta trả lại mảnh đất đó cho mình, không phải chỉ trong muà Giáng Sinh này mà liên tục cho đến khi nào mình lấy lại mảnh đất đó.”

Để tìm hiểu rõ thêm về ngôi nhà Toà Khâm Sứ này, Phương Anh đã liên lạc với linh mục Nguyễn Khắc Quế, người đã lên tiếng kêu gọi giáo dân tham dự thắp nến cầu nguyện trong đêm 18-12 vừa qua. Từ giáo xứ Thạch Bích, linh mục cho biết:

“Nói về bằng khoán điền thổ, thời tôi làm quản lý, thì đất của Nhà Chung, nhà nước mượn mấy chục năm nay, mỗi khi chúng tôi cấm phòng thì nhạc rock mở sập sình, chúng tôi rất là khổ…

JPEG - 15.1 kb
Hàng ngàn giáo dân tập trung cầu nguyện yêu cầu chính quyền Hà Nội trả lại Tòa Khâm Xứ. Photo courtesy of Vietcatholic.net.

Chúng tôi xin bỏ được rồi thì vừa qua, các vị lại dỡ mái nhà, làm nơi chưá thuê xe máy, cả nghìn cái xe, mà trong khi đó, chúng tôi đang xin lại nhà nước theo pháp lệnh đất tôn giáo mà nhà nước mượn thì phải trả lại…thế mà nhà nước cũng không trả lại, cũng không có ý kiến gì, thì chúng tôi chỉ còn cách là cầu nguyện.

Một phần là của chúng tôi, một phần là quận Hoàn Kiếm làm kinh tế, bán phở, làm ngân hàng, trông xe… mà chúng tôi thì thiếu nhà. Hội Đồng Giám Mục là cơ sở lớn, không có phòng nào riêng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cả. Chúng tôi đã làm đơn từ 10 năm qua, cũng không giải quyết.

Ở Sở Kiện, năm ngoái đã trả lại cho chúng tôi, trường Lý Đoán, cũng thuộc Nhà Chung, khoảng 10 mẫu ta, vừa đất, vừa ao, vừa nhà…Chúng tôi nghĩ rằng chỉ có cách tốt nhất là cầu nguyện thôi, với ơn Chúa, với thiện chí của cơ quan cao cấp nhà nước thì sớm giải quyết trả lại cho chúng tôi. Đó là nhu cầu bức thiết nhất.”

Linh mục cũng cho biết rằng, tuy đã lên tiếng đòi lại chủ quyền của Giáo Phận Hà Nội từ hơn 10 năm nay, nhưng thái độ của nhà nước vẫn im lặng. Linh mục Quế nói tiếp:

“Các Giám Mục, Linh Mục và giáo dân vẫn thao thức từ lâu rồi, có những bức thư của Đức Hồng Y từ xưa, Đức Tổng cũng có thư rồi, dân thì người ta bức bách quá, nhưng mà chúng tôi vẫn ngăn cản, không được dùng cái gì không đúng với Tin Mừng, nên khi chúng tôi kêu gọi thì 100% người ta hưởng ứng ngay.

Họ cũng có thư trả lời chúng tôi nhưng trả lời chung chung…Họ cứ nói là nếu Toà Giám Mục cần, yêu cầu, thì cần phải có cấp trên. Họ cứ đổ cấp trên, mà thư của chúng tôi thì đã gửi Thủ Tướng, gửi các cơ quan tối cao cả rồi.

Đây là quận Hoàn Kiếm, mục đích để làm kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng vào sắc lệnh 234, nghị định 69, pháp lệnh mới của nhà nước, chúng tôi khiêm tốn, nhẫn nại và bao dung, hiền hoà như thế thì chắc chắn chúng tôi rất hy vọng sớm giải quyết. Giáng sinh năm nay thì chưa, nhưng chúng tôi rất hy vọng.”

Hy vọng

Vào sáng 20 tháng 12, tại Giáo Phận Hà Nội, cũng có 17 tu sĩ được truyền chức linh mục. Ngay sau khi thánh lễ kết thúc, tất cả mọi người tham dự cùng với các tân linh mục cũng kéo ra Toà Khâm Sứ để cầu nguyện. Sơ Nguyễn Thị Lành, kể lại:

“Sáng hôm qua, đoàn rước Đức Mẹ ra, đặt trước gốc cây, tất cả các cha và các tân linh mục, được tặng hoa cũng dâng lại hết các bó hoa, để trước tượng Đức Mẹ Sầu Bi, trước toà nhà Khâm Sứ. Tối hôm qua thì em thấy họ hất hết hoa xuống đất, sáng nay, thì các chị bên Dòng Mến Thánh Giá lại sang xếp lên. Hiện nay thì cái sân đấy họ không coi xe nữa.”

Bác Kiều Ngọc Khanh, một giáo dân ở phố Nhà Chung, thì cho hay rằng: “Của mình thì mình phải đòi lại để xử dụng…Rất hy vọng thành công, nhà nước sẽ trả. Cái này phải lâu dài mới được, phải kiên trì lâu dài, tuần nào cũng ra đấy đọc kinh, chứ còn nhanh thì không được. Bây giờ họ không giữ xe nữa mà khoá cổng hết vào rồi. Chỉ đứng ở ngoài đường,. Tượng Đức Mẹ họ vất hoa xuống thì giáo dân lại chui vào, bên dưới cổng có khe hở, một người chui lọt, chui vào và nhặt hoa xếp lên.”

Thưa quí vị, để rộng đường dư luận, Phương Anh đã cố gắng liên lạc với Ủy Ban Nhân Dân TPHCM và Phòng Quản Lý Xây Dựng Đô Thị của Ủy Ban Nhân Dân Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để hỏi thăm thông tin về hai cơ sở tôn giáo này, nhưng rất tiếc, cả hai nơi người trực điện thọai đều yêu cầu phải gửi văn thư đến trước rồi mới cho làm việc sau.

Mong rằng, với pháp lệnh mới và chủ trương của nhà nước Việt Nam, và trong thời kỳ hội nhập thế giới, niềm mơ ước của tất cả tín đồ Công Giáo thuộc hai địa phận lớn của Việt Nam sẽ sớm thành hiện thực. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn vào kỳ sau.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.