Nói biển sạch nhưng chưa công bố bằng chứng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cũng giống như hàng ngàn hộ ngư dân khác ở tỉnh Quảng Trị, gia đình bà Huynh là nạn nhân của thảm họa môi trường Formosa năm 2016. Thảm họa do nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh xả thải xuống biển làm hải sản chết hàng loạt nổi trắng vùng biển dọc 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Trước khi thảm họa xảy ra, gia đình bà Huynh bám biển mưu sinh. Cuộc sống tuy không giàu có nhưng chẳng bao giờ phải lo nghĩ gánh nặng cơm áo.

Thảm họa ập xuống, đẩy gia đình bà vào cảnh khốn khó. Chồng bà là ngư dân đánh cá nhưng không đi biển được vì cá nhiễm độc và số lượng không còn nhiều. Còn bà làm nghề buôn bán hải sản khô và đông lạnh nhưng cũng không bán được vì dân sợ cá nhiễm độc không dám ăn. Trong khi đó nợ ngân hàng lấy vốn làm ăn lên đến hàng tỷ đồng nhưng không có tiền trả, lãi mẹ bồng lãi con.

Hai năm sau ngày xảy ra thảm họa môi trường biển, chúng tôi lại tìm gặp gia đình bà Huynh để thăm hỏi về cuộc sống, bà Huynh cho biết:

Cuộc sống của cô vất vả quá, không biết làm nghề chi để mà ăn. Hàng thì tồn đọng lại bán không được. Biết kêu ai hỗ trợ bây giờ, kinh tế thì khó khăn chật vật quá.

Mấy năm trước đi về [đi đánh cá] được mùa hơn, mấy năm nay đi về mất mùa.

Biển nói là hồi phục lại rồi nhưng người ta có ăn hải sản mấy đâu. Họ sợ không dám ăn.

Năm 2016, chồng bà được bồi thường khoản tiền khoảng 17 triệu đồng trong khoản 500 triệu đô la Formosa đền bù cho các nạn nhân. Bà nói rằng số tiền đó còn chẳng đủ chi tiêu một tháng, rồi sau đó gia đình bà biết bám víu vào đâu để sống.

Khi được hỏi nghề đi biển đánh cá của chồng bà đã ổn định lại chưa, bà Huynh chia sẻ:

Ngày trước chưa có vụ Formosa đi biển bắt được nhiều hơn. Bây giờ biển ô nhiễm, từ ngày xảy ra vụ Formosa là mất mùa. Người đi về thì đủ tiền dầu, người thì không có chi để ăn hết.

Tuần trước, hai ông Phó Thủ tướng Chính phủ là ông Trịnh Đình Dũng và ông Trương Hòa Bình đã đến thăm khu vực chịu tác động của thảm họa Formosa và thăm cả nhà máy này. Ngày hôm đó, truyền thông trong nước đồng loạt loan tin biển đã an toàn và cuộc sống ngư dân đã được ổn định. Chương trình thời sự của VTV1 nói rằng nhiều ngành nghề còn phát triển hơn trước khi xảy ra thảm họa, mà không nói rõ là ngành nghề gì.

Cùng thời điểm đó, Bộ Y tế khẳng định hải sản, nhất là hải sản tầng đáy khu vực biển 4 tỉnh miền Trung đã đảm bảo an toàn.

Chúng tôi trao đổi với TS. Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, về cuộc sống của ngư dân miền Trung sau hai năm xảy ra thảm họa. Ông Thắng cho biết:

Sau khi có đền bù, có các cơ quan pháp luật tham gia cố gắng khôi phục lại, nói chung đến giờ phút này bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi trường đã xác định môi trường đáy của vùng biển này thì một số loài cá tôm có thể được khai thác và sử dụng.

Trước kia việc ngoài vùng 20 hải lý và hải sản tầng đáy được khuyến cáo không cho đánh bắt vì cá còn nhiễm. Sau một năm cố gắng thì tính đa dạng sinh học đã được khôi phục. Một số chất làm ảnh hưởng đến môi trường đã được thiên nhiên trao đổi và làm cho nó trở nên bình thường.

Đáp lại câu hỏi của chúng tôi, rằng hiện nay còn khó khăn gì phía cơ quan chức năng và ngư dân phải đối mặt? Ông Thắng nói:

Người ta vẫn sợ và nhiều người đặt ra câu hỏi có khi nào tình trạng như thế nữa không. Tuy nhiên với quyết tâm của Chính phủ kiên quyết chỉ đạo không cho lặp lại tình trạng này để củng cố tinh thần cho bà con. Và bà con cũng bắt đầu đi vào sản xuất bình thường.

Ngoài Bộ Y tế ra, bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cũng đồng tình quan điểm là biển đã sạch. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết môi trường biển của bốn tỉnh miền Trung đã an toàn, nguồn lợi hải sản đã phục hồi.

Trên mạng xã hội, phần đông dư luận bày tỏ sự nghi ngờ với kết luận của cả hai bộ Y tế và Nông nghiệp. Nhiều ý kiến yêu cầu Chính phủ phải công bố bằng chứng biển sạch chứ không thể nói suông như vậy. Trong khi một số người yêu cầu phải thành lập đoàn kiểm tra độc lập gồm các chuyên gia quốc tế thì kết quả mới đáng tin.

Chúng tôi trao đổi thông tin này với Tiến sĩ TS Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, và được ông cho biết:

Tôi có nghe thông tin này, nhưng tôi chưa thấy tài liệu cụ thể điều tra. Ai là người điều tra và đưa ra dữ liệu rằng môi trường hoàn toàn phục hồi thì tôi chưa được thấy. Thành ra tôi vẫn còn đang đề nghị được tiếp cận với tài liệu cụ thể để có cái đánh giá chính xác hơn.

TS. Nguyễn Tác An nói rằng bản thân ông và tất cả mọi người đều mong muốn môi trường biển phục hồi và người dân ổn định lại cuộc sống. Tuy nhiên theo ông, ở góc độ khoa học, muốn phát biểu điều gì phải có số liệu cơ sở khoa học để chứng minh.

Vì chưa có dữ liệu cụ thể nên các nhà khoa học hiện tại chưa thể phân tích một cách chi tiết về môi trường biển miền Trung.  TS. Nguyễn Tác An nói thêm:

Về thông thường những sự cố môi trường do tác động của phát triển công nghiệp thì phải mất rất lâu mới phục hồi được. Nhưng mà ở miền Trung Việt Nam có một hệ thống động lực rất mạnh chạy từ Bắc vào Nam. Đồng thời, vùng biển VN là vùng Á nhiệt đới, nhiệt độ tương đối nóng và sinh vật đa dạng hơn. Nên khả năng tự động có thể nhanh chóng hơn so với các nơi khác trên thế giới.

Nhưng về vấn đề môi trường không thể nói theo quy luật được mà phải có số liệu cụ thể bằng cách đo đạc, kiểm tra thực biển thì từ đó mới đánh giá được.

Chắc ở VN cũng có những số liệu như vậy nhưng họ chưa công bố rộng rãi ra.

Trả lời câu hỏi liệu VN có nên thành lập một đoàn kiểm tra độc lập với Nhà nước hay không, TS. Nguyễn Tác An không đồng tình với ý kiến này. Ông giải thích:

Tôi nghĩ là chưa cần thiết, bởi vì muốn thành lập một đoàn độc lập thì phải có chuyên gia, phải có công cụ nghiên cứu và tốn kém rất nhiều tiền của. Nhưng Nhà nước đã công bố thông tin này thì tốt nhất Nhà nước công bố rộng rãi ra rằng dựa vào cơ sở nào, những nhà khoa học nào kết luận chuyện này. Trên cơ sở đó ta mới biết nên làm như thế nào.

Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã quyết định giữ nguyên kế hoạch ban đầu là cho phép công ty Formosa hoạt động ở VN trong 70 năm.

Về phía công ty Formosa cũng vừa mới đưa vào vận hành thử nghiệm lò cao số 2, dự tính sản xuất 5 triệu tấn gang lỏng trong năm nay. Hội đồng giám sát của Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết lò cao số 2 của Formosa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn môi trường.

Trước đó bộ này cũng nói là từ tháng 7/2016 đến nay nước thải và khí thải của Formosa luôn đạt quy chuẩn cho phép.

Còn ông Thủ tướng Chính phủ VN Nguyễn Xuân Phúc thì nói rằng sau thảm họa môi trường, người dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền hơn.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”