Nông Dân Các Huyện Tân Châu, Tân Biên, Biểu Tình Sang Ngày Thứ 5

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo bản tin do Quang Minh tường thuật từ Hà Nội ngày 16/4/07 cho hay, tính đến nay cuộc biểu tình của người dân các huyện Tân Châu, Tân Biên thuộc tỉnh Tây Ninh vẫn tiếp tục diễn ra sang đến ngày thứ 5 tại thủ đô Hà Nội.

Đây là một cuộc biểu tình rầm rộ của trên 300 người đã phải tha phương cầu thực từ tỉnh biên giới xa xôi trên 2.000 km, ở miền Nam ra miền Bắc tập trung tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng – Hà Nội. Những người dân hiền lành này đại diện cho 628 hộ ở quê, họ chỉ đứng giương biểu ngữ ở đầu vườn hoa, nơi đối diện với trụ sở của Văn phòng Chính phủ và trụ sở tiếp dân của đảng CSVN, chính phủ, quốc hội và thanh tra chính phủ. Vườn hoa này cũng là nơi rất gần lăng Hồ Chí Minh, tư gia của tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… trên phố Phan Đình Phùng – quận Ba Đình – Hà Nội.

Nội dung của các khẩu hiệu như: “nhân dân sân bay Thiện Ngôn chống tham nhũng nơi đã được công nhận di tích lịch sử; nhân dân các huyện Tân Châu, Tân Biên đòi hàng ngàn héc ta đất và hàng trăm bộ hài cốt; nhân dân tỉnh Tây Ninh đề nghị được gặp thủ tướng và phó thủ tướng; Nhân dân các huyện của tỉnh đã ra Hà Nội lần thứ III”.

Cuộc biểu tình của họ diễn ra rất ôn hòa phần lớn là ông già bà cả, phụ nữ và có cả các cháu nhỏ rất ít tuổi cũng phải theo cha mẹ nằm bờ, nằm bụi ở vườn hoa, hè phố mặc áo ghi các dòng chữ “dân chống tham nhũng”… Cuộc sống của những con người này rất khốn khổ: từ miền Nam nơi nắng gió quanh năm, ra Hà Nội gặp phải tiết trời nay mưa mai nắng thất thường rất nhiều người ngã bệnh. Nhưng vì nhà đất của gia đình họ bị cướp, họ đành phải cam chịu đựng kiên cường đấu tranh đòi chính quyền trung ương Hà Nội phải trả quyền lợi cho họ.

Những người dân đi khiếu kiện này đa số đã kêu kiện đến 30 năm. Năm 1975 vùng Tân Biên, Tân Châu bị bọn giặc cộng sản Pôn Pốt tràn sang cướp bóc, hãm hiếp giết người, dân địa phương phải chạy đi sang vùng khác. Năm 1978, nghe theo lời kêu gọi của chính quyền địa phương nhân dân đã trở về quê cũ làm ăn. Nhưng thực tế khi họ trở về thì những đất đai, nhà cửa ruộng vườn của họ bị chính quyền thu giữ không trả hết mà chỉ cấp phần nào cho họ. Còn phần lớn chính quyền giữ lại lấy lý do đất đai là công thổ quốc gia lập các nông trường cao su để hợp pháp hóa việc cướp đất của đồng bào. Đặc biệt ở vùng Sa mát, chính quyền còn ngang nhiên cho máy ủi san lấp hàng trăm ngôi mộ, trồng cây lên trên xâm phạm mồ mả tổ tiên của dân.

Sự việc cướp đất này còn tinh vi hơn: năm 1990, chính quyền địa phương lại lấy chiêu bài là lập vành đai biên giới để lấy đất chia nhau cho các quan ăn đất của dân trắng trợn hơn. Hành vi ăn cướp của quan lại đã đẩy người dân lại phải theo con đường khiếu kiện. Nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam, lúc nào cũng nói nhà nước của dân, do dân, vì dân này đã thờ ơ mặc cho dân tha phương cầu thực đi mà kêu kiện.

Những người dân khiếu kiện này đã phải ra Hà Nội kêu kiện, đưa đơn lần thứ III, họ đã biểu tình đến hôn nay đã 5 ngày, khẩn thiết đề nghị được gặp thủ tướng. Mặc dù họ đã kéo đến giương biểu ngữ trước cửa Văn phòng chính phủ, cửa nhà thủ tướng… và hàng ngày các ông lãnh đạo cao cấp của đảng CS và nhà nước VN đi xe ô tô bằng tiền của dân, sống do dân đóng góp nuôi các ông đi qua nhìn thấy hết. Nhưng hình như các ông này mũ ni che tai như người dân nói chua chát với nhau là: các quan này mũi gỗ, lưỡi gỗ, mắt gỗ… không thấy nỗi khổ của dân.

Do vậy, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nơi dân khiếu kiện cả nước tập trung chỉ có nhiều công an, mật vụ chìm nổi đều có hết: nào là công an tỉnh, công an bộ, công an Hà Nội, an ninh quân đội… Những công an này họ cũng ngao ngán thương thay cho những người dân khiếu kiện, có những công an rất tốt họ động viên bà con tránh những việc mà để các công an quá mẫn cán khác lấy cớ đánh đập, hành hạ bà con…

Có nhiều phóng viên trong và người nước ngoài chụp ảnh, hỏi han tình hình của nhân dân. Có phóng viên quan tâm nhận đơn của bà con, nhưng phóng viên trong nước định phỏng vấn thì bà con hỏi thẻ, người này nói là phóng viên báo An ninh thủ đô. Nghe vậy có bà vừa đưa đơn đòi lại ngay và mọi người nói: “thế thì mời anh đi cho vì an ninh gì chúng mày, chúng mày cùng một giuộc, tao đưa đơn hàng chục năm nay có đứa nào nhòm ngó đâu, báo chí chúng mày đều là lũ bịp bợm, lừa đảo nhân dân.” Anh phóng viên này đỏ mặt chạy luôn, sợ đứng lâu bà con vây lại vạch mặt báo chí trong nước chỉ làm theo chỉ huy của bọn giặc nội xâm, tham nhũng cướp nhà đất của bà con thôi.

Trước thảm cảnh của hàng trăm người dân khiếu kiện nằm màn trời chiếu đất, họ nằm, ngồi, đứng ngổn ngang kín đặc cả vườn hoa mà chính quyền nhà nước vẫn thờ ơ với nỗi đau của họ, của những người đóng mồ hôi, xương máu để nuôi mình thì có rất nhiều người dân bình thường ở Hà Nội lại rất xót thương đồng bào mình: có ngày có hai anh em mang mấy thùng mì ăn liền và 1 triệu đồng tiền mặt ra biếu, ủng hộ bà con; hay có những người dân cùng đi khiếu kiện họ giúp nhau xin từng can nước nhỏ để có cái uống, rửa mặt…

Toàn thể bà con khiếu kiện ở tỉnh Tây Ninh ra lần này đều hạ quyết tâm phải được thủ tướng giải quyết dứt điểm, trả lại đất nhà, hài cốt ông cha thì họ mới trở về quê hương còn nếu không thì dù phải ăn xin, nhặt rác lần hồi kiếm sống họ vẫn quyết ở lại bám trụ Hà Nội đấu tranh bằng được.

Đây là một trong những cuộc đấu tranh đông nhất của bà con miền Nam vượt mấy ngàn cây số ra thủ đô đòi chính quyền CS trung ương phải trả lại quyền lợi cho họ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư. Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an, chứ không phải để kéo đến gây cản trở cho những điều ấy.

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…