Nông sản Việt đến bao giờ mới ‘thoát Trung’?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam mới công bố cho thấy, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu chính của rau quả Việt Nam với tỷ trọng chiếm tới 74,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả trong 5 tháng đầu năm 2018. Xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc có lợi thế về vị trí địa lý gần, tập quán, thị hiếu tiêu dùng tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, con số 74,6% rau, quả xuất khẩu Trung Quốc đang khiến ngành rau quả nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung đối mặt với nhiều rủi ro.

Nông sản bị ép giá. Rau, củ, trái cây, gia súc, gia cầm, thịt, trứng… bị đổ bỏ là điệp khúc diễn ra trong nhiều thập niên ngành nông nghiệp Việt Nam làm ăn với thương lái Trung Quốc. Có lẽ không chỉ riêng với nông dân Việt Nam, mà ngay cả các chuyên gia trong ngành nông nghiệp vẫn không thể nào quên những bài học xương máu từ việc hàng nông sản quá phụ thuộc vào thị trường này.

Cái cách mà thương lái Trung Quốc khiến thị trường nông sản Việt Nam lao đao từ trước đến nay không mới. Đó vẫn chỉ là chuyện tăng thu gom, tăng giá, người dân ồ ạt đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi… kết thúc là thương lái Trung Quốc đột ngột biến mất, hoặc ngừng thu mua, để lại hậu quả nặng nề cho nông dân.

Những người nuôi heo ở nhiều nơi tại Việt Nam không ít lần nghẹn ngào khi giá heo hơi rớt từ 40,000 đồng/ký xuống còn 28,000/ký vì Trung Quốc ngưng nhập heo. Lỗ nặng cả về công sức lẫn về vốn, nhưng nông dân phải bán đổ, bán tháo vì càng nuôi càng lỗ.

Sau heo tới gà. Và điều tương tự diễn ra với dưa hấu. Cũng với cách thức thu mua ào ạt, thương lái Trung Quốc đẩy giá lên cao rồi bỗng dưng dừng mua đột ngột khiến không ít người trồng dưa ở Miền Trung, Miền Nam lâm vào cảnh phá sản. Người trồng dưa chỉ có một lựa chọn duy nhất: Hoặc đem công sức, vốn liếng của mình cho… bò ăn. Nếu không có bò, thì để mặc cho nông sản mình làm ra mục thối ngoài ruộng, vườn!

Sản phẩm mủ cao su cũng đã và đang phải nhận quả đắng từ thị trường đầy may rủi này. Cách đây 10 năm, cao su được mệnh danh là “vàng trắng” vì được tiêu thụ mạnh, tới 80% từ thị trường Trung Quốc với giá cao. Nhưng hiện nay với sự phá giá của đồng nhân dân tệ và những mánh lới của thương lái đã khiến ngành cao su Việt lâm vào khó khăn. Không ít doanh nghiệp cao su lớn đã phải tồn tại bằng cách chặt bỏ cây cao su.

Rồi chuyện tiếp tục lặp lại với hoa, cà chua, cá sấu… và vô số những quả đắng khác mà nông dân Việt đã từng nếm trải từ thương lái Trung Quốc như thu mua đĩa, lá điều, gốc tiêu, móng trâu, thanh long…

Vấn đề nông sản Việt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai, mà là một câu chuyện dài kỳ. Thế nhưng, không hiểu vì sao đến thời điểm này, các mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn chưa thực sự tìm được hướng đi ổn định. Đáng ngạc nhiên là giới lãnh đạo, chính quyền Việt Nam vẫn chỉ ca một bài. Đó là đã “cảnh báo” về “nguy cơ” trồng theo, nuôi theo đơn đặt hàng của thương lái Trung Quốc nhưng nông dân không nghe. Hệ thống công quyền Việt Nam đã soạn ra kế hoạch phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân từ lâu. Nhưng vẫn không thể hướng dẫn nông dân trồng gì, nuôi gì và cũng không thiết lập được mạng lưới tiêu thụ, xuất cảng nông sản. Những điểm thiết yếu đó vẫn do thương lái Trung Quốc nắm giữ. Đó là lý do nông dân Việt Nam tiếp tục trắng tay vì những chiêu trò của thương lái Trung Quốc.

Hiện có 8 mặt hàng nông sản của Việt Nam có giá trị xuất khẩu tỷ USD, tuy nhiên, đáng lo là ngoại trừ hạt tiêu, 7 mặt hàng xuất khẩu còn lại đều phụ thuộc vào Trung Quốc, bao gồm: sắn, rau quả, cao su, gạo, hạt điều, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ. Đây là một điều vô cùng cấm kỵ đối với thương mại quốc tế.

Theo Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc, việc phụ thuộc vào một thị trường là một yếu tố rủi ro không thể xem thường. Nếu có biến động từ thị trường đó thì người lao động sẽ gặp khó khăn lớn, kim ngạch xuất khẩu bị giảm sút, tác động tiêu cực đến cân đối thương mại và thanh toán quốc tế. Ngoài ra, nếu thị trường xuất khẩu bị giảm sút hay hạn chế, hàng hóa ứ đọng cũng gây thiệt hại lớn.

Đã có những bài học về việc Trung Quốc thường xuyên sử dụng quan hệ xuất – nhập khẩu, đầu tư, du lịch… như một công cụ chính sách tác động đến kinh tế của các đối tác. Điển hình là để thể hiện sự không hài lòng về việc Hàn Quốc lắp đặt hệ thống tên lửa THAAD, Trung Quốc đã đình chỉ du lịch, tẩy chay hàng hóa và doanh nghiệp nước này. Trung Quốc cũng đã ngưng nhập khẩu than đá từ Triều Tiên từ tháng 2-2017. Trước đó, họ ngưng nhập khẩu nông sản của Philippines khi Tổng thống Aquino nộp đơn kiện về “đường lưỡi bò” lên Tòa án Quốc tế.

Hiện Việt Nam có khoảng 70% lao động đang sống ở nông thôn và thu nhập của họ lệ thuộc rất lớn vào nông sản. Chính vì vậy, mọi biến động về thương mại dù nhỏ sang thị trường Trung Quốc, sẽ lập tức tác động trực tiếp đến đời sống của đại đa số người dân Việt Nam. Để giảm thiểu rủi ro, Việt Nam phải phát triển thị trường xuất khẩu chính ngạch, phải ký với Trung Quốc hiệp định song phương để đảm bảo doanh nghiệp nước này làm ăn tử tế từ chất lượng sản phẩm đến vấn đề thanh toán.

Bên cạnh đó, để tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường, tránh những rủi ro không đáng có, Việt Nam phải hiện đại hóa nền nông nghiệp, đẩy mạnh sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, viện khoa học để tạo ra những sản phẩm chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng thời, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là rất cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Việt Nam cần tham gia chuỗi giá trị quốc tế, mở rộng liên kết và mở rộng thị trường sang những nền kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Minh Châu Âu hay Trung Đông… Phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên mới mong có thể tìm ra hướng phát triển bền vững cho xuất khẩu rau, quả và hàng nông sản của Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.