Oan Khí Thủ Thiêm

Bản đồ quy hoạch mới của Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Zing.vn (web screenshot).
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tại buổi họp báo tình hình kinh tế xã hội TPHCM ngày 2-5-2018, Chánh văn phòng UBND Nguyễn Văn Hoan thông báo trước các nhà báo: tờ bản đồ quy hoạch Đô thị mới Thủ Thiêm 1/5.000 theo quyết định 367 của Thủ tướng chính phủ hiện bị thất lạc, “tìm chưa thấy chứ không phải không có”. Việc này đã gây nổi sóng dư luận cả nước.

Đến nay thì vấn đề không còn nằm trong khuôn khổ “tung tích tờ bản đồ” nữa mà đã đụng chạm đến ranh giới nhạy cảm của pháp luật: Xây dựng 12 km đường với giá thành 12.000 tỷ bằng hình thức đổi đất lấy hạ tầng. Dư luận bị sốc bởi cái giá siêu đắt còn cử tri Thủ Thiêm gọi là “con đường dát vàng”. Liệu có gì uẩn khúc hay có tồn tại tiêu cực? Tại sao 160 ha đất tái định cư bị biến mất, hàng trăm hộ dân chứng minh nằm ngoài ranh giới quy hoạch vẫn bị cưỡng chế? Tại sao bây giờ mới được nhà cầm quyền lắng nghe, vậy gần 20 năm qua họ ở đâu, dân Thủ Thiêm sinh kế vất vưởng ra sao…?

Là một cư dân một quận liền kề, từng một thời ra những bãi đất trống quận 2 thả diều đá bóng…, tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh người dân Thủ Thiêm bị cưỡng chế: những bà mẹ chết ngất khi nhát búa tạ đập xuống bức tường ngôi nhà thân thương, cảnh người dân quyết tâm giữ nhà bị lực lượng khống chế trong vài phút với những công cụ dùi cui, súng ống và xe chữa cháy, những tiếng kêu thét của các chị các dì lạc lõng giữa thinh không, vô vọng…

Mặc dù tôi đã dừng xe, mặc dù trong đâu đó cơ thể có run lên, mặc dù che chắn sau đôi tròng kính là những giọt nóng chực chờ nhỏ xuống… nhưng tôi đã không làm gì cả là vì tôi tin xã hội này có công lý, vì tôi tin vào pháp luật nghiêm minh, vì tôi tin chính quyền đang quyết tâm xây dựng một thành phố “văn minh nghĩa tình”…, “Có sự trưởng thành nào mà không trả giá”, “có xã hội nào tiến lên văn minh mà không chấp nhận hy sinh”, “nhà nước đã có những quyết sách công bằng”, “người bị cưỡng chế là do ngoan cố chống đối pháp luật”… Tôi đã tự nhủ như thế mà bước qua nỗi đau của cư dân Thủ Thiêm. Nhưng gần đây tôi mơ hồ nhận ra mình đã sai.

Từ những năm đầu thập niên 1990, khi tin tức bắt đầu lan truyền một vùng rộng lớn của quận 2 bị giải tỏa để xây khu đô thị mới, nhân dân Thủ Thiêm đã không thể “an cư lạc nghiệp”. Đáng mỉa mai, sau hàng chục năm trời thì phiên bản “Phố Đông Thượng Hải” của Việt Nam  đến nay cơ bản vẫn là một vùng đất trống, và một trong những hồ sơ pháp lý quan trọng nhất là Tờ bản đồ được Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch năm 1996 không biết chu du phương nào, đồng nghĩa là tờ “sổ đỏ” của Khu đô thị Thủ Thiêm bị đặt trong tình trạng không tuân thủ các trình tự pháp lý như luật định!

Một bộ máy chính quyền thuộc hạng “siêu” cồng kềnh hàng năm tiêu tốn của dân bao nhiêu trăm, nghìn tỷ… sao “tắc trách”, giễu cợt pháp luật với số phận hàng vạn người dân? Duy chỉ có giá nhà đất Quận 2 và các tuyến liên quan thì thăng trầm bao phen sốt nóng sốt nguội theo những con sóng của thị trường, và không ít tay buôn lưu manh đút túi chục tỉ trăm tỷ… vì biết cách “đi tắt đón đầu”, biết khai phá khoảng tối của những bộ hồ sơ lạm dụng con dấu “Mật”!

15.000 hộ dân bị giải tỏa di dời là bao nhiêu vạn số phận bị ảnh hưởng? Bao nhiêu trụ vững trước cú sốc của gia đình, bao nhiêu bị đẩy vào chốn cùng đường sống kiếp “cô hồn”? Có ít nhất là một ngôi chùa (chùa Liên Trì) và ngôi đình nổi tiếng linh thiêng (đình Thủ Thiêm) đã bị những nhát búa tạ san phẳng. Còn bao nhiêu cái bàn thờ của 15.000 hộ dân đã bị đánh sập? Người sống đã không còn chỗ thì vong linh tổ tiên nương tựa vào đâu?

Trong một lần dẫn người bạn Việt Kiều tìm hiểu thông tin dự án Đại Quang Minh, chúng tôi được nhân viên công ty giải thích cái tên “Sala” (khu đô thị Sala) có liên quan đến một thánh tích, là khu rừng nơi đức Phật từng tu hành và nhập diệt, như là một minh chứng “tín tâm” của những ông chủ. Những quan chức thành phố quyền bính một thời đang bị nhân dân gọi tên đều là người hay đi chùa, gần gũi các hòa thượng…

Tôi không biết họ có hiểu rõ đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận” ngàn đời của người Việt? Cho dù nhân danh chính nghĩa chăng nữa mà vô lễ với thánh thần, với người đã khuất, cũng là điều trái với đạo lý truyền thống. Nếu phi nghĩa thì nói sao hết ác nghiệp, oán khí! “Oan khí Thủ Thiêm” là nói với những người đang sống. Còn đối với những người đã mất, đối với vong linh tổ tiên của họ… thì “âm khí” này không thể trả bằng tiền!

Nhân dân đang chú mục vào từng động thái của nhà chức trách thành phố trong “công cuộc” truy tìm tung tích “Tờ bản đồ bị thất lạc”! Nếu không thực tâm hối lỗi để xúc tiến ngay những việc làm có ý nghĩa thiết thực cho dân oan Thủ Thiêm, nếu ánh sáng pháp luật không soi sáng xuống những kẻ phạm pháp mà ngược lại tìm cách ngụy biện bao che, đánh lạc hướng dư luận… thì bài học “Chở thuyền và lật thuyền” của cổ nhân cần phải chiêm nghiệm cho kỹ!

Nguồn: Trí Việt News

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.