Ông Hoàng Tứ Duy Điều Trần Tại Ủy Ban Ngoại Giao Hoa Kỳ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phát biểu của ông Hoàng Tứ Duy
Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân

Điều trần tại Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện
Tiểu Ban đặc trách các tổ chức quốc tế, nhân quyền và giám sát

về “Tình Trạng Nhân Quyền tại Việt Nam”
ngày 6 tháng 11 năm 2007

Kính thưa Ông Chủ Tịch và quý vị thành viên Ủy Ban Ngoại Giao,

Xin chân thành cảm tạ quý vị đã mời tôi điều trần ngày hôm nay. Thật là chỉ dấu khích lệ để thấy sự hỗ trợ từ cả lưỡng Đảng cho vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Quý vị đã nghe các vị khác tường thuật về cuộc đàn áp nhân quyền của chính quyền Hà Nội sau khi họ được gia nhập WTO, được hưởng quy chế PNTR và được lấy ra khỏi danh sách CPC vì vi phạm quyền tự do tín ngưỡng.

Tôi xin tập trung bài điều trần của chúng tôi vào những đề nghị với Quốc Hội Hoa Kỳ về những biện pháp quý vị có thể áp dụng để giúp bảo vệ nhân quyền và xây dựng một xã hội mở tại Việt Nam. Chúng tôi xin trân trọng đề nghị năm khuyến cáo sau đây:

Khuyến Cáo #1: Đệ nạp Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam tới Tổng Thống Bush để được phê chuẩn.

Vào ngày 18 tháng 9, Hạ Viện đã thông qua với tuyệt đại đa số Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (H.R.3096). Thành quả này đã được nồng nhiệt đón nhận bởi các nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam. Trong bức thư cảm tạ gửi tới Quốc Hội, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam đã viết như sau:

“Quan hệ hữu nghị và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ bền vững và có lợi cho nhân dân hai nước khi Việt Nam thật sự là một nước dân chủ và tôn trọng nhân quyền.”

Xin vui lòng vận động quý đồng viện tại Thượng Viện để ủng hộ dự luật quan trọng này. Nếu cần, xin nối kết những điều khoản trong dự luật H.R.3096 với các đạo luật được thông qua bởi Quốc Hội Nhiệm Khóa 110 để nội dung Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam sẽ được chấp hành bởi cả 2 Viện Quốc Hội.

Khuyến Cáo #2: Bảo trợ cho tiếng nói lương tâm.

Trần Khải Thanh Thủy là một nhà văn nổi tiếng và là mẹ của 2 trẻ nhỏ hiện đang phải cầm tù vì đã góp phần vào việc hỗ trợ dân oan khiếu kiện trước các vụ tước đoạt đất đai bởi chính quyền. Bà đã bị giam giữ mà không hề được xét xử, bà mắc bệnh tiểu đường và thân nhân không được phép thăm viếng.

Lê Thị Công Nhân là một nữ luật sư trẻ tuổi đã bị giam cầm và bị kết án “tuyên truyền chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa” và tham gia một đảng chính trị không được phép hoạt động.

Lê Quốc Quân là một luật sư khác, đã từng là nghiên cứu sinh tại NED, đã bị bắt giam vào tháng 3 ngay khi ông từ Hoa Kỳ trở về nước, đã được thả sau đó vào tháng 6 nhân dịp chuyến viếng thăm nước Mỹ của Chủ Tịch Nước CSVN. Tuy nhiên ông ta thường xuyên bị đe dọa sẽ bị bắt trở lại, bị cấm hành nghề luật sư và bị tịch thâu thông hành.

Đây chỉ là ba trong số nhiều người Việt Nam khác đang bị giam cầm, quản thúc tại gia hay bị công an thường xuyên xách nhiễu và áp lực chỉ vì họ đã bầy tỏ, một cách hoàn toàn bất bạo động, quan điểm của họ. Khi quý vị dân biểu giúp nói lên quan điểm của những người này, thăm hỏi gia đình họ, can thiệp cho các trường hợp của họ với các giới chức chính quyền Hà Nội, quý vị đã bầy tỏ sự hỗ trợ những con người can đảm đó, và qua họ quý vị đã bảo trợ cho hết cả những tiếng nói lương tâm của người Việt Nam.

Khuyến Cáo #3: Bảo đảm sự liền lạc trong chính sách của Hoa Kỳ.

Buổi điều trần ngày hôm nay có gía trị như một tín hiệu về sự quan tâm của Quốc Hội Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Sự quan tâm này cũng được bày tỏ bởi Toà Bạch Ốc.

Điều đáng lưu ý là trong Bộ Ngoại Giao hiện nay có hai quan điểm dị biệt về thế nào là quyền tự do tôn giáo. Có người cho rằng quyền tự do tôn giáo có thể căn cứ đơn thuần trên những sắc lệnh về tôn giáo do nhà cầm quyền Việt Nam ban hành hoặc trên số lượng các tổ chức tôn giáo đã đăng ký với Nhà Nước để được phép hoạt động.

Nhiều người khác lại cho rằng tình trạng tôn trọng tự do tín ngưỡng phải được xác minh trong thực tế chứ không thể căn cứ vào những cam kết trên giấy tờ của chính quyền và quyền tự do tôn giáo thực sự chỉ có khi người dân có quyền hành đạo mà không phải xin phép trước với nhà cầm quyền.

Vào tuần trước Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) đã hoàn tất mười ngày thăm viếng tại Việt Nam. Chuyến viếng thăm này đáng lẽ được thực hiện vào tháng 9 nhưng đã phải hoãn lại vì bị chính quyền Hà Nội từ chối cấp chiếu khán vào phút chót. Trong những tuần tới Ủy Hội sẽ công bố phúc trình và sẽ đề nghị có nên đưa lại hay không Việt Nam vào trong danh sách Các Quốc Gia Đáng Quan Tâm (CPC) vì vi phạm quyền tự do tín ngưỡng.

Để bảo đảm rằng Hoa Kỳ có chính sách trong sáng và liền lạc về nhân quyền, chúng tôi xin đề nghị quý vị thực hiện những khuyến cáo của Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.

Khuyến Cáo #4: Hậu thuẫn cho nền truyền thông độc lập.

Chính phủ CSVN đang nắm độc quyền về truyền thông để kiểm soát tin tức, giới hạn trao đổi ý kiến và che dấu tình trạng tham nhũng và chính sách lừa mị người dân của chính họ. Để kiểm duyệt Internet nhà cầm quyền đã áp dụng tường lửa, gài công an rình mò tại các quán cafe Internet và đe dọa chủ nhân các trang blog.

Đó là lý do Quốc Hội Hoa Kỳ cần hậu thuẫn các nguồn thông tin độc lập như Đài Á Châu Tự Do. Mặt khác vì Internet có triển vọng thay đổi các xã hội độc tài, chúng ta cần hậu thuẫn cho các trang blog, các phóng viên quần chúng. Việc ban hành đạo luật Tự Do Internet (H.R.275) sẽ hỗ trợ trong thực tế nền truyền thông độc lập tại Việt Nam.

Khuyến Cáo #5: Hậu thuẫn cho dân chủ hóa.

Điều không may là những vi phạm về nhân quyền sẽ mãi mãi tồn tại khi còn chế độ độc tài độc đảng. Giải pháp cho nhân quyền phải là một xã hội dân chủ trong đó mọi người đều có quyền có tiếng nói quyết định tương lai đất nước mình. Trong khi dân chủ phải do nỗ lực của chính người dân đang sống trong nước nhưng cộng đồng quốc tế vẫn có thể giúp một tay bằng cách hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ và những sáng kiến nhằm xây dựng một xã hội dân sự. Đó là yếu tố giúp xây dựng súc mạnh quần chúng và giúp cho người dân Việt Nam tạo nền móng cho một nền dân chủ lâu dài.

Xin cám ơn quý vị đã tổ chức cuộc điều trần này và những nỗ lực không ngừng của quý vị để hậu thuẫn cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

JPEG - 139.4 kb
Từ trái qua phải: Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, ông Đỗ Thành Công, ông Hoàng Tứ Duy, bà Sophie Richardson và bà Kathryn Porter.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.