Phải đóng cửa Công Ty Formosa Hà Tĩnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

5 giờ chiều ngày 30 tháng 6, nhà cầm quyền CSVN sẽ tổ chức cuộc họp báo công bố về nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ cá chết hàng loạt xảy ra ở 4 tỉnh miền Trung vào đầu tháng 4 vừa qua.

Không cần thông tin của nhà nước, người dân đã biết rõ thủ phạm từ lâu. Nhưng lãnh đạo Hà Nội tiếp tục chơi trò “ú tim” với người dân về nguyên nhân cá chết.

Cuộc họp báo đã bị trì hoãn nhiều lần khiến cho dư luận có ấn tượng là lãnh đạo CSVN đang cố tình câu giờ nhằm bao che cho Công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh (FHS). Điều này càng chính xác hơn khi lá thư của Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty FHS gửi cho ông Nguyễn Xuân Phúc đề ngày 18 tháng 6, thừa nhận việc nhà máy Formosa đã gây ra vụ cá chết hàng loạt sau ba tháng im lặng.

Trong lá thư của ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch công ty FHS gửi cho Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc có mấy điểm đáng quan tâm:

Thứ nhất, FHS cho rằng vì nhà máy bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4 năm 2016, nên đã không thể kiểm soát được chất nước thải, điều này đã làm ảnh hưởng đến môi trường nước biển miền trung và là nguyên nhân sinh ra cá chết.

Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (FHS). Ảnh: AFP
Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (FHS). Ảnh: AFP

Lý do “mất điện” này không lừa được cả trẻ con thì làm sao có thể gọi là thành thật nhận lỗi. Thử hỏi khi mất điện thì làm sao nhà máy thép có thể tiếp tục chạy và sản xuất nước thải cũng như xả hàng nghìn mét khối nước thải vào biển trong nhiều ngày như vậy?

Nhưng giả sử, hãy giả sử, sự mất điện đã dẫn đến việc không kiểm soát được hệ thống nước thải thì FHS trước hết, phải ngừng việc xả thải chứ không thể tự động tuôn vào môi trường một khối chất độc hàng tấn làm chết người, chết cá như vậy. Kế đến Formosa đã phải lên tiếng báo động ngay với công luận để tránh thiệt hại nhân mạng, chứ không phải thách thức “chọn thép hay chọn cá”, rồi kéo dài thời gian im lặng trong 3 tháng vừa qua mà không một lời xin lỗi, không một động thái ăn năn.

Đây không chỉ là một hành vi chạy tội “vụng về” của tập đoàn Formosa, mà còn là một sự coi thường nhân dân Việt Nam.

Nếu CSVN cũng đồng ý với lỗi “mất điện” của FHS thì đúng là một sự đồng lõa với tội phạm, và thái độ bao che, lấp liếm của chế độ trong suốt mấy tháng qua không thể nào khác hơn là thái độ của một kẻ tòng phạm.

Hơn thế nữa, lý do “mất điện” đã không thể nào che giấu sự kiện FHS đã thiết lập một cách phi pháp hệ thống ống xả thải ngầm dài 1.500 mét đặt sâu dưới lòng biển do Đài Truyền Hình VTV14 kiểm nhận theo phát hiện của các thợ lặn trong vùng, và chính Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã yêu cầu phải dỡ bỏ.

Tóm lại, việc FHS đổ lỗi cho sự cố mất điện khiến không kiểm soát được hệ thống nước thải độc hại, chết người, chết cá và tàn phá toàn bộ khu vực biển dài 200 cây số là điều không thể chấp nhận được. Đây là tội phạm hình sự có chủ mưu, và là tội đại hình vì giết nhiều người với tác hại khôn lường trong dài hạn, chứ không phải là sự cố ngoài ý muốn như ông Trần Nguyên Thanh đã viết trong lá thư.

CSVN phải truy tố trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo công ty FHS.

Thứ hai, FHS hứa là sẽ giải quyết đền bù các thiệt hại đã xảy ra đối với người dân đã bị ảnh hưởng bởi sự cố này và sẽ giúp người dân nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm phù hợp.

Bồi thường thiệt hại là chuyện đương nhiên, nhưng tại sao FHS đã cố tình im lặng trong suốt 3 tháng qua để cho hàng ngàn ngư dân Việt Nam sống trong khắc khoải trông chờ trong lo sợ, hoang mang, trong khi nhà cầm quyền thì cứ lần lữa, khất dần chuyện công bố nguyên nhân.

Nếu lãnh đạo Hà Nội không đồng lõa, bao che cho công ty Formosa, thì với những chứng cớ được đưa ra từ các thợ lặn, cũng như hiện tượng cá chết hàng loạt xuất hiện quanh khu vực Vũng Áng đủ để Hà Nội phải công bố kết luận điều tra ngay từ đầu tháng 5.

Những hành động bao che này khiến cho dư luận nghi ngờ: chắc hẳn có sự ăn chia giữa nhà nước và Formosa về số tiền đầu tư cũng như đền bù các thiệt hại, người dân sẽ không nhận được bao nhiêu mà sẽ chạy vào túi riêng cán bộ.

Nếu FHS thật sự nhận lỗi và muốn đền bù cho ngư dân trong vùng sau thảm kịch cá chết, họ cần phải làm việc với các tổ chức NGO độc lập, không thông qua hệ thống chân rết của chế độ, thì họa may sự bồi thường mới hiệu quả và chứng tỏ FHS thật sự quan tâm đến đời sống của bà con ngư dân.

Hơn thế nữa, thông qua các NGO độc lập, FHS mới thật sự đóng góp vào việc cải tạo môi trường đã bị nhiễm chất độc trầm trọng, còn nếu dựa vào sự bao che của các quan chức CSVN thì FHS đã tự tố cáo mình là một kẻ tội phạm và không thể được giảm khinh trước tòa án của nhân dân Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế.

Lời hứa hẹn bồi thường của FHS cũng không dám nói đến những người đã thiệt mạng và những tác hại lâu dài lên môi trường và sức khỏe của người dân.

Thứ ba, FHS hứa là sẽ tìm kiếm chuyên gia quốc tế giúp đỡ để cải thiện hệ thống xử lý chất thải trong dự án, bảo đảm đạt tiêu chuẩn quốc tế và gửi báo cáo khắc phục lên chính phủ Việt Nam.

Qua lá thư này, FHS đã thú nhận là hệ thống xử lý chất thải vừa qua không theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Nói cách khác là hệ thống xả chất thải đã không theo đúng quy trình quốc tế nên đã gây hậu quả nghiêm trọng mà họ đổ cho là bị “mất điện.”

Với khả năng xử lý chất thải quá yếu kém và hoàn toàn vô trách nhiệm, thì việc FHS thuê mướn các chuyên gia quốc tế giúp đỡ nhằm cải thiện hệ thống xả thải là điều khó tin.

Điều kiện phải đặt ra ngay là FHS không được phép hoạt động cho tới khi có những cơ quan độc lập của quốc tế xác định hệ thống xả thải cũng như mọi điều kiện hoạt động của Formosa Hưng Yên là an toàn cho nhân viên, người dân và môi trường xung quanh.

Nói cách khác là Công ty Formosa Hưng Yên sẽ phải đóng cửa, ngưng mọi hoạt động. Chỉ có giải pháp này mới thực sự ngăn ngừa những thảm kịch môi trường tái diễn; và trong thời gian đó, FHS phải lo hoàn tất việc bồi thường cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung với những thiệt hại về đời sống và sức khỏe trong ngắn hạn cũng như về lâu về dài. Việc bồi thường cũng phải bao gồm nỗ lực tẩy sạch các chất độc trong vùng ô nhiễm và phục hồi trạng thái cũ của thiên nhiên.

Tóm lại, việc FHS đổ trách nhiệm xả thải chất độc cho sự cố “mất điện” không chỉ nói lên sự vô trách nhiệm, vô lý, thiếu chân thật trong việc nhận lỗi, mà còn là một sự coi thường óc phán đoán của người dân Việt Nam, và rạch sâu hơn vào vết thương đang rỉ máu của các nạn nhân vụ cá chết. Nhà cầm quyền CSVN phải truy tố tội hình sự của ban lãnh đạo FHS và buộc đóng cửa công ty cho đến khi cải thiện nhà máy theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Lý Thái Hùng
29/6/2016

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.