Phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói, bác Thanh ạ!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một “nhân tài đất Việt”, một “nguyên khí quốc gia” vừa có một phát ngôn “nhục như con trùng trục”: “Không quốc phục, họp quốc tế thấy nhục”.

Ông nói: “Tôi vừa phải đi may một bộ áo dài khăn đóng để mặc khi tham dự các cuộc họp có tính chất quốc tế…nhiều lần thấy nhục khi các đại biểu quốc gia khác mặc quốc phục mang đặc trưng văn hóa của nước họ thì mình lại mặc áo veston. Ví như, Indonesia, các tiểu vương quốc Ả rập, Hàn Quốc… họ vẫn mặc trang phục riêng của họ, trong khi nước mình cũng có những trang phục riêng mang bản sắc văn hóa thì mình vẫn phải mặc veston đi họp”.

Và báo điện tử Kiến thức đã giật cái tít chơi chữ chính xác đến từng mi-li-mét phát ngôn “nổi tiếng” này: Không quốc phục, họp quốc tế thấy nhục.

Chắc các bạn nóng lòng muốn biết tác giả của phát ngôn “con trùng trục” về cái nhục khi không quốc phục này là ai lắm rồi.

Xin thưa ngay đây. Đó là GS Tô Ngọc Thanh, Tiến sĩ khoa học ngành Âm nhạc dân tộc học. Người có tên trong nhân tài đất Việt, thuộc diện “Nguyên khí quốc gia”, chắc là cần được “bảo tồn” gấp.

Nghe GS Thanh nói nhiều người sẽ giật mình. Nếu nhục là “xấu xa đau khổ”, chẳng hóa ra chúng ta mang một nỗi xấu xa đau khổ suốt cả trăm, cả ngàn năm nay khi không có quốc phục? Và biết đâu đó, với tư duy dằn vặt tự kỷ kiểu này, khi có quốc phục rồi nhiều người vẫn thấy nhục khi chưa có quốc hoa, quốc tửu, hay quốc… gái.

Thưa với giáo sư, ngẩng đầu lên nhìn có lẽ còn rất nhiều điều khác ngoài chuyện manh áo tấm quần. Còn rất nhiều thứ đáng để “tự trọng” hơn nỗi nhục “Vẫn phải mặc veston đi họp”.

Thì đó, ngay trong tháng 4, dù đã xuất khẩu tới 807.000 tấn gạo, thu về 340 triệu USD để giữ vững danh hiệu “Quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới”, vẫn có 59,5 nghìn hộ, 255,2 nghàn đồng bào ở khắp nơi trên đất nước vẫn thiếu đói. Giáo sư thử nghĩ mà xem: 30 ngày, có thêm 13,6 nghìn hộ thiếu đói. Và cái đói này, là cái đói vật lý chứ không chỉ là đói một thứ thanh danh hão.

Ở Lai Châu, ở Điện Biên, ở Yên Bái, ở Hà Giang…những đứa trò nhỏ vẫn thường niên chân đất tay không đến trường với ước mơ có khi giản dị chỉ là một bữa cơm thịt chuột và “cật” thì có cái gì đó để che.

Còn ở Cà Mau, gần 40 năm sau ngày giải phóng, gần 70 năm sau ngày độc lập, một người phụ nữ đã “ra đi” với một sợi dây treo trên xà nhà. Chị quyên sinh để “tiết kiệm” tiền cho những đứa con đi học. Và cái chết của chị, nói như Chi hội trưởng Phụ nữ ấp 5, suy cho cùng là vì “sức ép từ tiền học phí cho con và tiền đi chích (thuốc) cho bản thân”. Trong lá thư tuyệt mệnh, thật cay đắng, người phụ nữ bất hạnh đã nói đến “hoàn cảnh không lối thoát”, đã cầu xin chính quyền địa phương xót thương mà cấp cho chồng con chị cái sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo.

“Tấm áo không làm nên thầy tu”. Thiếu một bộ quốc phục không khiến người ta xấu xa. Có thêm một bộ quốc phục cũng không phải là biện pháp có thể làm đồng bào no ấm hơn. Thấy nhục, vì thế, có lẽ khác xa với biết nhục.

Thưa Giáo sư Thanh, quyền xài khăn đóng áo the hay cởi trần đóng khố là quyền của ông, nhưng quyền được sống, quyền cơm ăn áo mặc, quyền được học hành là quyền của đồng bào. 70 năm sau ngày độc lập, đất nước vẫn còn biết bao nhiêu điều đáng để những trí thức cần phải biết tự trọng trước khi loanh quanh trong tư duy, gọi thô thiển, là manh áo tấm quần.

Hồi phong trào quốc hoa đang rộ, nhiều người, một cách mai mỉa, đề nghị chọn hoa… hồng, hay hoa xấu hổ làm quốc hoa. Những ý kiến này được đàng hoàng đưa lên báo như một sự xấu hổ mà mỗi người, trước khi nói đến những thiêng liêng cao đẹp “đồng bào, dân tộc”, cần sờ tay lên gáy.

Và hôm nay, khi nghe một GS, TSKH nói về “nỗi nhục khi không có quốc phục”, có lẽ, có thêm một sự xấu hổ nữa khi quốc dân đồng bào biết rằng có người vẫn thấy nhục khi diện veston đi hội nghị quốc tế trong khi vô số đồng bào mình đang chết đói, thậm chí tự vẫn vì cùng quẫn.

Phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói về nỗi nhục, bác Thanh à.

Nguồn: Blog Đào Tuấn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.