Pháp: Nông dân cắm trại chặn đường vào Paris chờ biện pháp mới

Một nông dân lái máy cày "cắm trại" tại phía bắc Paris, Pháp, ngày 29/01/2024. Ảnh: AFP - Sameer Al-Doumy
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hàng nghìn nông dân, chủ yếu từ các tỉnh quanh Paris, đã đặt chốt tại 8 điểm trên các đường cao tốc dẫn đến thủ đô Pháp, để tiếp tục gây sức ép với chính phủ cho đến khi Thủ tướng Gabriel Attal thông báo “những biện pháp mới” hôm nay 30/01/2024. Tối hôm trước, đại diện hai nghiệp đoàn chính trong đợt biểu tình này là FNSEA và Nông dân Trẻ đã được thủ tướng tiếp tại điện Matignon (phủ thủ tướng) trong ba tiếng rưỡi.

Những người biểu tình chuẩn bị rất kỹ để có thể ở lại lâu dài: Chỗ ngủ dã chiến, lò than, máy phát điện, vòi bia và cà phê vào sáng sớm. Ông Thibaut Flament, lái máy hái củ cải nặng đến 25 tấn, tham gia phong tỏa đường cao tốc A4 với khoảng 60 máy kéo khác. Trả lời RFI, ông tỏ quyết tâm ở lại lâu dài, vì những thông báo của Thủ tướng Gabriel Attal hôm 26/01 không đủ sức thuyết phục:

“Đúng là ông ấy (thủ tướng) đã mang lại những giải pháp về dầu diesel dùng trong nông nghiệp. Nhưng biện pháp đó chưa đủ, vì vấn đề đối với ngành trồng củ cải đường là thuốc trừ sâu neonicotinoid, trong khi người Đức được phép phun, thì ở Pháp bị cấm sử dụng. Giờ phải để phong trào đi đến cùng. Chúng tôi sẽ ở lại cho đến khi chính phủ mang lại giải pháp cho chúng tôi.

Chúng tôi trang bị máy phát điện. Còn có rơm để ngủ trong các thùng xe ben. Nói chung là chúng tôi có đủ phương tiện để trụ lâu dài. Tôi mang một xe tải với một xe ben chở ngũ cốc và rất nhiều rơm. Chúng tôi trải rơm ra và ngủ ở đó.”

Chiều 30/01, đoàn xe 200 máy kéo, xuất phát từ Agen, dự kiến đến chợ đầu mối quốc tế Rungis, được coi là lá phối thực phẩm của Paris. Theo yêu cầu của chính phủ, lực lượng hiến binh đã huy động xe bọc thép để bảo vệ cho chợ được hoạt động bình thường.

Trả lời Đài phát thanh Europe 1 sáng 30/01, ông Arnaud Rousseau, Chủ tịch Nghiệp đoàn FNSEA cho biết đã kêu gọi người biểu tình tham gia một cách “trật tự và quy củ,” do ông lo ngại “nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát, bạo lực không mong muốn.” Ông khẳng định mục tiêu của cuộc biểu tình là được “sản xuất để nuôi sống.”

Trong số các kiến nghị của nông dân, còn có hai biện pháp: Ngừng các thỏa thuận tự do thương mại, chấm dứt ngay các cuộc đàm phán; chính thức cấm mua nông phẩm thấp hơn giá thành.

Thu Hằng

Nguồn: RFI

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/05/2025. Ảnh: Evgenia Novozhenina/ POOL/ AFP

Trung Quốc: Tập Cận Bình chuẩn bị ‘nghỉ hưu’?

Sắp có một “thay đổi lớn” trên chính trường Trung Quốc? Theo truyền thông ở Bắc Kinh, trong cuộc họp hôm 30/06/2025 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản nước này không còn nhắc đến “Tư tưởng Tập Cận Bình,” hay vai trò “Hạt nhân” của lãnh đạo tối cao mà đã “xem xét” các quy định hoạt động của đảng. Pierre Antoine Donnet trên mạng Asialyst chờ đợi ông Tập chuẩn bị “rút lui khỏi chính trường.” Nhưng sự rút lui đó phải chăng là vỏ bọc bề ngoài?

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp của Quốc hội Ukraine, Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Reuters/ Andrii Nesterenko

Chân dung tân nữ Thủ tướng Yulia Svyrydenko

Với hình ảnh một nhà kỹ trị năng động, tân Thủ tướng Yulia Svyrydenko đang được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho Ukraine.

Bà được đánh giá là người dễ làm việc cùng, không câu nệ thủ tục, luôn lắng nghe ý kiến từ những người có kinh nghiệm, hỗ trợ thế hệ trẻ và có khả năng xử lý nhân sự khéo léo, đồng thời am hiểu sâu sắc về truyền thông.