Pháp: Thủ tục minh bạch tài sản trong cuộc tranh cử tổng thống

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2022 ngày 10/04/2022 (vòng 1) và ngày 24/04/2022 (vòng 2), Hội đồng Bảo hiến Pháp đã thông qua hồ sơ và công bố có 12 ứng viên đủ điều kiện chính thức ra tranh cử. Cuộc đua đang diễn ra để tìm được người được xem là gần như “bất khả xâm phạm” và sẽ nắm giữ nhiều quyền lực nhất nước Pháp trong nhiệm kỳ 5 năm tới đây.

Phổ thông đầu phiếu trực tiếp

Trước tiên, xin nhắc lại là kể từ kỳ bầu cử năm 1965, dưới nền Đệ ngũ Cộng hòa, tổng thống Pháp được bầu theo phương thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp để tạo nên tính chính đáng cao. Ngày 09/03/2022, trả lời phỏng vấn đài RFI tiếng Việt, ông Jean-Jacques Ladet, dân biểu cấp tỉnh, tỉnh Loire, vùng Auvergne-Rhône-Alpes, miền Đông Nam nước Pháp, đã khái quát những nét cơ bản về kỳ bầu cử tổng thống Pháp :

“Đây quả đúng là một nét đặc thù của nước Pháp. Tổng thống Cộng Hòa Pháp được bầu theo phương thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Đó là kết quả của việc sửa đổi Hiến pháp vào tháng 11/1962, trong đó công nhận quyền bầu cử của mọi công dân. Đây là câu hỏi về quyền tự chủ của dân chúng và dựa trên một nguyên tắc rất đơn giản: Mỗi người một phiếu bầu, nghĩa là mỗi công dân Pháp đều có một phiếu bầu để trực tiếp bầu tổng thống, với điều kiện là họ có quốc tịch Pháp, đủ 18 tuổi và đăng ký để có tên trong danh sách cử tri đi bầu cử ở thành phố, xã, trị trấn mà công dân Pháp này sinh sống. Và đây là một cuộc bỏ phiếu kín.

Còn để trở thành ứng viên tổng thống, tất nhiên quý vị phải là người Pháp, trên 18 tuổi, có quyền bầu cử, tức là không bị tước tư cách bầu cử. Đôi khi có những dân biểu khi ra tòa bị kết án, họ bị mất tư cách bầu cử. Và đương nhiên, một người bị tư pháp xử lý thì không thể ra ứng cử. Ứng viên cũng phải là người không chịu sự giám hộ hoặc quản lý của người khác, và phải được công nhận là đủ tư cách, phẩm giá đạo đức.

Sau đó, họ phải có được 500 chữ ký giới thiệu của dân biểu, điều này thì chúng ta đã từng nói tới trong chương trình lần trước. Các ứng viên cũng phải kê khai với Cơ quan Cấp cao về Minh bạch hóa Tài sản của Giới Chính khách (HATVP). Một mặt, họ phải kê khai tài sản, nghĩa là tất cả mọi người đều có thể tiếp cận thông tin về tài sản hiện có của các ứng viên tổng thống. Các ứng viên cũng phải khai báo đầy đủ chính xác về lợi nhuận và các hoạt động của họ. Điều này là để tránh xung đột lợi ích. Một ứng viên không được phép có một hoạt động sau này có thể dẫn đến xung đột giữa lợi ích cá nhân của người này và lợi ích của Nhà nước.

Ban đầu, nhiệm kỳ tổng thống là 7 năm, sau đó đến năm 2000 thì giảm xuống còn 5 năm. Một ứng viên chỉ có thể được bầu tối đa 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Có hai vòng bầu cử. Thực tế ngày nay là thường không có ứng viên nào đạt đa số phiếu bầu tuyệt đối ngay ở vòng đầu tiên, vì ngày càng có nhiều ứng viên hơn. Ở vòng 2 bầu cử tổng thống thì chỉ còn 2 ứng viên được nhiều nhất phiếu bầu phổ thông trực tiếp của các cử tri ở vòng 1. Khát quát thì cuộc bầu cử tổng thống Cộng hòa Pháp diễn ra như vậy.”

Minh bạch về tài sản

Vào ngày 08/03/2022, HATVP – Cơ quan Cấp cao vềMinh bạch hóa Tài sản của Giới Chính khách đã công bố tài sản 12 ứng viên đã kê khai. Sở hữu khối tài sản lớn nhất là ứng viên Valérie Pécresse (cánh hữu) và Eric Zemmour (cực hữu) lần lượt với 9,7 triệu Euro và 4,2 triệu Euro. Ứng viên Emmanuel Macron [đương kim tổng thống] đứng thứ 8 với tài sản trị giá 550.000 Euro. Tài sản bắt buộc phải kê khai là bất động sản, đồ vật trị giá hơn 10.000 Euro, xe hơi, tài khoản ngân hàng, cổ phần, các khoản nợ và hoạt động nghề nghiệp trong vòng 5 năm qua.

Nhưng từ khi nào Pháp có quy định theo đó các ứng viên tổng thống phải kê khai tài sản? Trên đài France Culture ngày 09/03/2022, Raphaël Maurel, giảng viên công luật tại Đại học Bourgogne, Pháp, tổng thư ký tổ chức nghiên cứu tư vấn Đài Quan Sát Đạo Đức Chính Giới, giải thích:

“Việc kê khai mối lợi và tài sản, đặc biệt là việc kê khai tài sản đã có từ khá lâu. Kể từ khi có đạo luật vào năm 1988, một số người vốn chịu trách nhiệm ra các quyết sách phải kê khai tài sản, nhưng việc công bố tài sản mà các nhân vật này sở hữu thì mới có từ năm 2013. Có một đạo luật rất quan trọng, đó là luật về minh bạch hóa tài sản của giới chính khách được thông qua sau vụ tai tiếng Cahuzac (Bộ Trưởng Ngân Sách Pháp Jérôme Cahuza bị phát giác là đã che giấu tài khoản bí mật ở nước ngoài). Và kể từ năm 2013, tài sản mà các ứng viên tổng thống kê khai được công bố trước vòng 1 bầu cử. Rồi với đạo luật về niềm tin vào giới chính trị, có từ năm 2017, giờ đây các ứng viên tổng thống phải kê khai các mối lợi và hoạt động, tức là hiện nay họ phải đệ trình bản kê khai kép lên Hội đồng Bảo hiến, sau đó HATVP, Cơ quan Cấp cao về Minh bạch hóa Tài sản của Giới Chính khách, công bố tài sản của các ứng viên tổng thống.”

 

Sau khi tài sản của 12 ứng viên tổng thống được công bố, có rất nhiều bình luận về mức độ giàu nghèo của các ứng viên. Tuy nhiên, giảng viên công luật Raphaël Maurel nhấn mạnh mục đích của việc kê khai tài sản không phải là để thỏa mãn tính tò mò, hiếu kỳ của công chúng về tài sản của các ứng viên, không phải để biết các ứng viên giàu có đến đâu, mà là nhằm bảo đảm tính minh bạch về tài sản của vị tổng thống tương lai. Ông Maurel giải thích thêm:

“Đây là biện pháp minh bạch hóa nhằm đấu tranh chống việc đánh mất niềm tin ở công chúng và để bảo đảm tính liêm khiết của các ứng viên tổng thống. Bản kê khai kép này chủ yếu là để có cơ sở so sánh đối chiếu tài sản của vị tổng thống tương lai trước và sau nhiệm kỳ. Bởi vì theo quy định từ năm 2017, đến cuối nhiệm kỳ, tổng thống sẽ lại được yêu cầu kê khai tài sản và Cơ quan Cấp cao về Minh bạch hóa Tài sản của Giới Chính khách sẽ đánh giá xem liệu có sự chênh lệch nào về tài sản của tổng thống trước và sau nhiệm kỳ hay không, và nếu có thì sự chênh lệch đó ở mức bình thường hay là cao bất thường.

Quy định kê khai tài sản được áp dụng với rất nhiều quan chức, lãnh đạo, chứ không phải chỉ được áp dụng cho kỳ bầu cử tổng thống. Có khoảng gần 16.000 quan chức Nhà nước phải thực hiện quy định này. Đây là cách để biết được là người đó không giàu lên một cách bất thường trong nhiệm kỳ. Cơ quan Cấp cao về Minh bạch hóa Tài sản các Chính khách mới đây kiểm tra bản kê khai cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Macron và thấy rằng tài sản của tổng thống có tăng lên nhưng đó là điều bình thường bởi ông ấy đã tiết kiệm. Xin giải thích là sự minh bạch hóa chủ yếu là nhằm củng cố niềm tin, biết được tài sản và mối lợi của một người, biết được rằng người đó không làm giàu trái phép trên lưng dân Pháp.”

Tránh nguy cơ xung đột lợi ích

Riêng về việc kê khai các mối lợi và các hoạt động của ứng viên tổng thốngtrả lời phỏng vấn của RFI tiếng Việt ngày 16/03/2022, dân biểu Jean-Jacques Ladet, cho biết cụ thể:

“Mục đích của việc kê khai, tuyên bố các mối lợi là để xác định mọi hoạt động, chức vụ của ứng viên trong nhiệm kỳ 5 năm qua, cũng như sự tham gia của họ vào các công ty nhằm ngăn ngừa việc xảy ra các xung đột lợi ích. Vì thế, việc kê khai liên quan đến rất nhiều hoạt động: Tất cả các hoạt động nghề nghiệp mà người kê khai đã có trong 5 năm trước khi thực hiện kê khai, bao gồm cả các hoạt động cố vấn ở các cơ quan tư vấn, sự tham gia vào ban lãnh đạo các công ty, chẳng hạn như chủ tịch hội đồng quản trị hoặc ban điều hành, các nhiệm kỳ dân cử cũng phải được khai báo. Sự tham gia tài chính vào các công ty cũng vậy.

Các ứng viên cũng phải kê khai các hoạt động nghề nghiệp vợ/chồng. Thật đáng ngạc nhiên là ngay cả các hoạt động tình nguyện cũng phải được kê khai cụ thể. Tôi xin lấy một ví dụ: Một dân biểu không thể là chủ tịch của một hiệp hội bởi vì nếu như vậy hiệp hội này có thể được địa phương của dân biểu đó tài trợ. Tôi đưa ra ví dụ này vì nó rất đơn giản, thuộc về những điều cơ bản, giúp chúng ta hiểu tại sao ngay cả các hoạt động tình nguyện cũng phải được nêu rõ trong khuôn khổ bản khai báo của ứng viên.

Nội dung cuối cùng cần phải khai báo là về các cộng tác viên. Hiện nay, vợ/chồng và con cái không còn được làm cộng tác viên của một dân biểu, vì vậy người kê khai phải cung cấp danh sách cộng tác viên và có thể là cả các hoạt động khác của cộng tác viên. Các quy định rất cụ thể rõ ràng, đơn giản là để tránh xung đột lợi ích. Việc kê khai là nhằm bảo đảm là việc thực thi nhiệm kỳ của người tới đây trúng cử sẽ hoàn toàn độc lập, không thiên vị trước bất kỳ ảnh hưởng nào của các công ty, công ty tư vấn mà người này đã từng tham gia.’

Thiếu sự giám sát

Tuy nhiên, một trong những hạn chế hiện nay là tài sản, mối lợi và các hoạt động đều do chính các ứng viên kê khai nhưng không có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan đặc trách. Tổng thư ký tổ chức nghiên cứu, tư vấn Đài Quan Sát Đạo Đức Chính Giới cho biết thêm:

Tôi xin giải thích là đối với việc kê khai tài sản này, không có sự kiểm tra, giám sát. Đạo luật năm 2013 có nói đến việc kiểm tra, giám sát theo đó Cơ quan Cấp cao có thể công bố nội dung các ứng viên kê khai. Cơ quan Cấp cao về Minh bạch hóa Tài sản của các Chính Khách [HATVP] có thể ghi chú nếu có sự nghi ngờ về tính chân thực hay nếu họ cảm thấy kê khai của ứng viên chưa đầy đủ. Thế nhưng, Hội đồng Bảo hiến hồi năm 2013 lại phản đối điều này, cho rằng việc Cơ quan Cấp cao công bố ý kiến như vậy chỉ ít ngày trước vòng 1 bầu cử có thể ảnh hưởng tới tính công bằng trong bầu cử.

Vì thế, tạm thời chưa có sự kiểm tra giám sát đối với hai loại hình kê khai này, chỉ đơn thuần là chúng được công bố, nhưng có thể sẽ có sự thay đổi, Đài Quan sát về Tính minh bạch và Đạo đức của Giới Chính trị đang suy ngẫm về chuyện này.”

Tài chính là vấn đề quan trọng trong kỳ bầu cử tổng thống Pháp, không chỉ về khối tài sản của các ứng viên, mà còn về việc huy động tài chính cho chiến dịch tranh cử. Các ứng viên được phép nhận tiền từ các cá nhân, tổ chức nào, tối đa là bao nhiêu? Nhà nước hỗ trợ tài chính như thế nào cho các ứng viên? Tạp chí Người Pháp, Nước Pháp kỳ tới sẽ dành nói về chủ đề này.

Thùy Dương

Nguồn: RFI

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.