Phiên tòa vụ Đỗ Đăng Dư: Người “trốn” vào tòa kể chuyện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 22/9/2016, ngoài vụ án Ba Sàm, còn một vụ khác nữa cũng được dư luận rất quan tâm vì tính khuất tất của nó. Đó là vụ Vũ Văn Bình đánh chết Đỗ Đăng Dư cùng là can phạm trong trại tạm giam. Tuy nhiên, hầu hết đổ về phiên tòa Ba Sàm, chỉ có vài người đến 43 Hai Bà Trưng (HN) vì vụ Đỗ Đăng Dư, trong đó có anh Trương Văn Dũng. Một điều rất hiếm khi xảy ra, không biết bằng cách nào, anh lại “lẻn” được vào tòa và ngồi dự từ đầu đến cuối.

Vụ Đỗ Đăng Dư từng tốn khá nhiều tâm sức của giới báo chí, xung quanh vấn đề tại sao Dư chết dễ dàng như vậy, tại sao Dư bị đá vào đầu mà trên cơ thể lại có nhiều vết thương ở những chỗ khác? Tại sao Bình ở bên trái, lại có thể dùng gót chân với qua đánh được vào bên phải đầu Đỗ Đăng Dư? v.v…

JPEG - 77.7 kb
Mẹ, anh trai và chị gái của em Dư đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Ảnh chụp tại tại sân nhà tang lễ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trưa ngày 11/10/2015. Ảnh: Nguyễn Đình Hà.

Ai dung túng cho Bình và ngoài Bình ra còn ai nữa không, hoặc người khác đánh mà Bình phải đứng ra nhận tội? (câu hỏi nghi vấn này hướng vào công an trong trại giam). Những vấn đề không được Hội đồng xét xử tôn trọng như kết luận giám định chỉ có chữ ký của một giám định viên trong khi theo qui định thì phải có 2 chữ ký giám định viên mới hợp pháp. Hai nhân chứng quan trọng là hai can phạm chứng kiến vụ việc vắng mặt nhưng Hội đồng xét xử vẫn cứ bỏ qua, bất chấp yêu cầu của luật sư là hoãn phiên tòa, trả hồ sơ, điều tra lại làm rõ những nghi vấn.

Bà Đỗ Thị Mai mẹ Đỗ Đăng Dư viết trong đơn gửi Cao ủy Liên Hợp Quốc: “Cái chết của con trai tôi quá nhiều uẩn khúc, gia đình tôi không tin rằng con trai tôi bị bạn tù đánh chết.”

Các luật sư cho rằng Bình đã phạm tội “Giết người” nhưng Hội đồng xét xử kết án Bình theo tội “cố ý gây thương tích”. Cuối cùng thì mình Vũ Văn Bình chịu tội với bản án quá nhẹ là 10 năm tù.

Bà Đỗ Thị Mai đau đớn khóc tại phiên tòa. Luật sư Lê Văn Luân nói, tôi cũng cảm thấy đau xót khi chỉ vì hai triệu thôi mà xảy ra sự việc như vậy, với những vết thương bị đánh đến như vậy. Mạng người không thể rẻ như vậy được.

Anh Trương Văn Dũng là người quan tâm đến nạn nhân Đỗ Đăng Dư ngay từ khi Dư đang được cấp cứu trong bệnh viện. Anh bám sát sự kiện đưa tin kịp thời, an ủi, tư vấn cho gia đình. Chính vì vậy, trong buổi đến thăm gia đình Đỗ Đăng Dư ngày 16/10/2015, anh bị chúng nhận mặt đánh trả thù. Cùng với việc hai luật sư Lê Văn Luân và Trần Thu Nam bị đánh sau đó (ngày 3/11/2015) cũng tại đất Chương Mỹ, ta có thể hiểu được kẻ nào, thế lực nào bố trí trả thù anh Dũng và dằn mặt luật sư?

Như đã nói, anh Trương Văn Dũng đã có mặt từ đầu đến cuối phiên tòa. Xin giới thiệu clip anh kể về những gì anh chứng kiến tại phiên tòa này:

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy, RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?