Phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Oai bị hoãn vào phút chót với lý do không rõ ràng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau hơn bảy tháng tạm giam, theo lịch TNLT Nguyễn Văn Oai sẽ ra tòa vào ngày 21/8/2017 vì hai tội danh: “không chấp hành án” và “chống nghười thi hành công vụ”. Nhưng trong văn bản ngày 20/8/2017 của tòa gửi cho luật sư bào chữa ghi rằng “nay Tòa án nhân dân thị xã Hoàng Mai nhận được đơn xin hoãn phiên tòa của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”.

Cũng theo văn bản đó, Tòa ra quyết định này dựa vào Điều 193 bộ Luật Tố Tụng Hình Sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đây là điều luật quy định về “sự có mặt của người Giám Định”. Thử hỏi hai tội danh TNLT Nguyễn Văn Oai bị truy tố có cần người giám định không? Hay bốn người gửi đơn đến tòa án xin hoãn đóng vài trò khác trong vụ án hoặc việc tạm hoãn phiên tòa thực chất vì lý do không tiện nói ra.

Nhận định về việc này, một số nhà hoạt động dân chủ trong nước cho rằng, việc trì hoãn phiên tòa là cách hoãn binh trước làn sóng phản đối ngày càng tăng cao trong dư luận xã hội. Đồng thời nhà cầm quyền Nghệ An cũng lo ngại xóm làng, người thân và bạn hữu yêu cầu được tham dự phiên tòa công khai có thể vượt khỏi sự kiểm soát. Bởi phiên tòa này đã thu hút rất nhiều người muốn bày tỏ ủng hộ đối với anh Oai, nhất là cộng đồng Công Giáo tại Nghệ An.

Trước đó, tối 19 tháng 8 cộng đoàn giáo xứ Xuân An, giáo xứ Hiền Môn, giáo xứ Song Ngọc đã hiệp dâng Thánh Lễ và thắp nến cầu nguyện cho TNLT Nguyễn Văn Oai. Một số nhân chứng nói, số người tham dự thánh lễ lên tới hàng nghìn. Nhiều người mang theo các biểu ngữ có nội dung Tự do cho Nguyễn Văn Oai và hình của anh Oai.

Tổng cộng đã có hàng chục buổi lễ cầu nguyện và hiệp thông cho anh Oai tại nhiều nơi từ khi bị bắt cho đến trước ngày bị mang ra xét xử. Đồng thời, hiện đang có phong trào chụp hình và sử dụng hình thức ‘hashtag #FreeNguyenVanOai’ trên các mạng xã hội, để cùng kêu gọi tự do cho TNLT Nguyễn Văn Oai.

Trong một động thái khác, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới – RSF vào ngày 18 tháng 8 cũng đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam, trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai. Theo nguyên văn trong thông cáo kêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Văn Oai, RSF cho rằng sự nhạo báng công lý, đó là một phần trong chiến dịch phản công toàn diện mà nhà nước độc đảng Việt Nam đang tiến hành đối với các nhà bất đồng chính kiến.

Được biết, Nguyễn Văn Oai là một trong 14 Thanh Niên Công Giáo, bị nhà nước của đảng cộng sản Việt Nam bắt giam từ năm 2011. Đến năm 2015 ra tù và tiếp tục hoạt động dân quyền, tham gia đấu tranh loại bỏ một số thuế, phí vô lý mà nhà cầm quyền xã, các trường học đã thu của dân. TNLT Nguyễn Văn Oai cũng nhiều lần tham gia biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc xâm lấn chủ quyền, phản đối công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển.

Luật sư cho biết, thời hạn tối đa cho việc “hoãn binh” này từ phía nhà cầm quyền là 30 ngày. Như vậy họ sẽ phải nghĩ chiêu trò khác để đối phó với chính việc làm sai trái của họ. Bởi không chừng càng dùng thủ đoạn, người dân càng phẫn nộ và đến phiên tòa càng đông, làn sóng ủng hộ TNLT Nguyễn Văn Oai càng mạnh mẽ hơn.

Nguồn: FB Thanh Niên Công Giáo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.