Phóng Viên Không Biên Giới lên án phiên xử Phúc thẩm Ls. Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi Toà án bác bỏ kháng cáo, Phóng Viên Không Biên Giới cam kết quảng bá tiếng nói của blogger

18/2/2014

Trong khi nhà cầm quyền Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục im lặng đối với giới chỉ trích, tòa phúc thẩm Hà Nội hôm nay đã tái xác định bản án 30 tháng tù giam và 40 ngàn euros tiền phạt về tội trốn thuế dàn dựng cho luật sư và blogger đối kháng Lê Quốc Quân.

Phóng Viên Không Biên Giới rất bất bình với quyết định này và lập lại lời kêu gọi thả blogger Lê Quốc Quân.

“Bản án này dựng ra nhằm để củng cố việc tự kiểm duyệt cũng như cản trở giới ủng hộ ông Quân và những nguồn cung cấp thông tin độc lập trong việc tiếp tục tranh đấu,” ông Benjamin Ismail, Giám đốc đặc trách ban Á Châu Thái Bình Dương của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cho biết.

“Chúng tôi lên án cách hành xử của phiên tòa. Hàng trăm người ủng hộ ông từ xa về đều bị ngăn cản không cho đến gần tòa án, chỉ có mẹ và vợ ông là được phép vào bên trong dự phiên xử.

“Chúng tôi cũng gióng chuông báo động về tình trạng sức khỏe của ông Quân. Ông đã tuyệt thực 17 ngày qua để phản đối cách đối xử của trại giam, và ông đã ngất xỉu tại phiên tòa hôm nay. Vì vậy chúng tôi yêu cầu ông ấy được thả ngay lập tức dựa vào lý do nhân đạo.

“Phản ứng của chúng tôi đối với giới chức trách Việt Nam sẽ đến nhanh chóng. Trong những ngày sắp tới chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để bảo đảm tiếng nói của blogger này được đón nhận dễ dàng hơn. Chúng tôi sẽ bắt đầu chuyển ngữ và phát tán các bài viết để nhiều người có thể đọc về những phê phán của ông về các vi phạm nhân quyền của Việt Nam – những lời phê phán mà giới chức trách không muốn nghe.”

Màn ảnh TV dành cho các phóng viên theo dõi phiên tòa tại một phòng riêng cạnh phòng xử đã bị cúp ngay sau khi bản án được tuyên bố, khiến mọi người không nghe thấy phản ứng của ông Quân phê bình bản án. Đến đây ông Quân đã hết cơ hội kiện tụng pháp lý.

Số người biểu tình bên ngoài tòa án ủng hộ ông Quân đông đảo lạ thường cho Việt Nam, nơi mà nhà chức trách nhanh chóng đàn áp nặng nề những người biểu tình trên đường phố.

Tuyên án hôm nay tái xác định bản án mà ông Quân, 41 tuổi, bị tuyên án tại Hà Nội vào tháng 10 năm ngoái. Mặc dù bị kết tội trốn thuế, nhưng rõ ràng lý do ông bị bắt là vì hoạt động viết blog và việc ông lên tiếng đòi chính trị đa nguyên, tự do tôn giáo và dân quyền. Phiên tòa nguyên thủy được ấn định vào ngày 9 tháng 7 nhưng đã bị hoãn vào giờ phút chót.

Ông bị bắt giữ vào tháng 12/2012, một ngày sau khi đăng bài viết phê phán Điều 4 Hiến pháp, cho Đảng Cộng Sản quyền lãnh đạo đất nước.

Phóng Viên Không Biên Giới đã không thành công khi cố gắng trao tận tay một kiến nghị đến Bộ trưởng văn hoá Việt Nam trong chuyến viếng thăm chính thức tại Paris vào tuần trước. Kiến nghị có 32,000 chữ ký đòi thả các blogger hiện đang bị giam cầm tại Việt Nam.

***

VIETNAM
After court rejects appeal, RSF pledges to make blogger’s voice heard

February 18, 2014

As Vietnam’s Communist Party regime continues to say nothing in response to its critics, a Hanoi appeal court today confirmed dissident lawyer and blogger Le Quoc Quan’s 30-month jail sentence and fine of 40,000 euros on a trumped-up charge of tax fraud.

Reporters Without Borders is outraged by the decision and reiterates its call for the blogger’s release.

“This sentence is designed to reinforce self-censorship and to deter all of Quan’s supporters and independent information providers from continuing their fight,” said Benjamin Ismaïl, the head of the Reporters Without Borders Asia-Pacific desk.

“We condemn the way the hearing was conducted. Hundreds of people who had come to support Quan were kept away from the courthouse and only his mother and wife were allowed to attend.

“We also sound the alarm about Quan’s state of health. He has been on hunger strike for the past 17 days in protest against the treatment he is receiving, and he briefly lost consciousness during today’s hearing. So we call for his immediate release on humanitarian grounds.

“Our response to the Vietnamese authorities will not be long in coming. In the coming days, we will do everything possible to ensure that this blogger’s voice can be heard more easily. We are going to start translating and circulating his articles so that more people can read his criticism of Vietnam’s human rights violations – criticism that the authorities did not want to hear.”

The close-circuit television feed to the journalists who were following today’s hearing from a room adjoining the courtroom was immediately disconnected after the court announced its decision, thereby censoring Quan’s reaction, in which he criticized the ruling. Quan has no further legal recourse.

The demonstration outside the courthouse in support of Quan was unusually large for Vietnam, where the authorities are usually quick to crack down hard on street protests.

Today’s ruling confirmed the sentence that Quan, 41, received at the end of his trial in Hanoi last October. Although charged with tax evasion, it was clear that the real reason for his arrest was his blogging and his calls for political pluralism, religious freedom and civil rights. His trial was originally scheduled to take place on 9 July, but was postponed at the last minute.

He was arrested in December 2012, one day after posting an article criticizing article 4 of the constitution, which assigns the Communist Party a leading role in managing the country’s affairs.

Reporters Without Borders tried unsuccessfully to hand a petition to Vietnam’s culture minister during his official visit to Paris last week. Signed by more than 32,000 people, it calls for the release of the bloggers currently detained in Vietnam.

Nguồn: Reporter Without Borders

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.