Phút Trải Lòng Của Anh – Người Thầm Lặng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phút trải lòng của anh – người thầm lặng magnify

Tôi rất quý anh, người làm công tác an ninh chìm.

Tôi quý anh bởi anh rất nhẹ nhàng, từ lời nói cho đến ánh mắt, cử chỉ…

Tôi quý anh bởi cái tính nhậu nhoẹt rất chừng mực, để khi đã đủ, anh có thể nói thật những suy nghĩ của mình, những điều anh chứng kiến với tôi, người anh cho là bạn chí cốt.

Tôi quý anh bởi tính anh liêm khiết. Chẳng vậy mà làm công tác an ninh chìm, mãi đến năm 2005, anh mới xây nổi một căn nhà cho vợ con anh ở, trong khi bạn bè anh nhà lầu, xe hơi xịn đầy rẫy…

Tôi quý anh bởi chẳng bao giờ anh dùng cái mác an ninh của mình để mưu cầu lợi ích cá nhân… Hơn 10 năm nữa anh mới về hưu, nhưng anh bảo: chắc từ giờ đến khi đó, tớ chỉ dậm chân tại chỗ với hàm Trung tá…

Những ngày cuối năm 2007, tôi bị bệnh, anh đã đến chơi vào một buổi tối… Biết tính anh, nên dù đang bị cảm, tôi vẫn đi với anh ra quán cóc ven bờ kênh Nhiêu Lộc. Anh mang theo một chai rượu mà “thằng lính” của anh mới nhét vào xe máy của anh hồi chiều… Bên ly rượu và vài ba đĩa ốc, sò… tôi và anh bàn “quốc gia đại sự”.

JPEG - 70.2 kb

Câu chuyện bắt đầu với ngày 9, và 16-12, ngày giới trẻ và sinh viên tại SG, HN biểu tình phản đối Trung Quốc thành lập Tam Sa. Anh bảo: những ngày ấy anh rất mệt, nhưng rất vui… bởi anh thấy được nhiệt huyết của giới trẻ. “Chúng ta đang ngậm bồ hòn làm ngọt. Hữu nghị cái quái gì, anh em láng giềng cái quái gì, nhỉ?”. Công việc của anh là phải đi sát với giới trẻ trong những ngày biểu tình, nhưng chính anh cũng là người hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc với các bạn trẻ. Anh cho rằng: nhiều anh em an ninh chìm cũng đau lòng lắm, khi phải làm một việc lạc lõng với lòng yêu nước, với nhiệt huyết của các bạn trẻ… Nhưng nhiều người đành phải làm thế!

Câu chuyện lái sang từ “phản động” lúc nào không hay! Anh bảo: phản động đâu phải là một cái gì ghê gớm. Nếu phản động từ bên ngoài thì chẳng có gì đáng ngại, lực lượng an ninh của VN thừa sức nắm bắt. Nhưng cái chính là phản động bên trong kia!

JPEG - 91.3 kb

Anh lấy ví dụ về việc đội mũ bảo hiểm vừa rồi. “Cái này mới do bọn phản động làm này!” – anh xác quyết. Theo anh, trước khi bắt buộc người dân đội mũ bảo hiểm, chính phủ phải có một lộ trình rõ ràng: đầu tiên là phải chuẩn bị mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn, đạt chất lượng. Muốn vậy phải quản lý chặt chẽ các công ty sản xuất mũ bảo hiểm. Đến khi nào chuẩn bị được một số lượng mũ bảo hiểm đủ so với nhu cầu của người dân, đến khi đó mới bắt đầu khống chế giá cả, rồi mới ban hành nghị định… Chỉ khi làm như thế mới thực sự bảo vệ được nhân dân, không chỉ là tính mạng của họ, mà còn bảo vệ được cuộc sống của họ. Vì họ sẽ không phải bỏ ra một khoản tiền quá lớn cho mũ bảo hiểm… Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm đến đường xá… Chỉ khi nào đường xá tốt, đảm bảo thông thoáng, xe có thể chạy tốc độ nhanh, đến khi đó mới có lý do khiến người dân tự động đội mũ bảo hiểm.

Thế nhưng, anh chua chát, mấy thằng con mấy ông lớn nhập khẩu máy móc sản xuất mũ bảo hiểm về, chính chúng nó bắt cha chú chúng nó phải ban hành các nghị định để làm giàu cho tụi nó…

Anh nói như chưa bao giờ được nói…

Câu chuyện từ đây lái sang các ông lớn. “Mấy ông ấy maphia lắm em ạ!”. Anh nói về Cựu thủ tướng Phan Văn Khải. Anh bảo rằng: ông ấy có làm được gì đâu. Ông ấy với ông Dũng kình nhau thấy rõ… Bề ngoài, ông Khải nâng đỡ ông Dũng, bằng chứng là hồi ông Khải còn làm thủ tướng, một số kỳ họp QH, ông để cho ông Dũng lên đọc báo cáo tình hình kinh tế xã hội, thế nhưng hai ông kình nhau ngấm ngầm… Đáng lẽ ra ông Dũng lên lâu rồi, nhưng vì kình nhau nên ông Dũng mới lên muộn. Khi ông Dũng lên, việc đầu tiên là “chặt” những “tay chân” của ông Khải, mà tiêu biểu nhất là Ban nghiên cứu của thủ tướng, gồm các ông bà như: bà Lan, ông Doanh, bà Ninh…

Anh bảo: ông nào lên cũng mong đưa bộ sậu của mình lên hết. Nên ông Dũng không thể sử dụng lính của ông Khải. Nói thẳng ra, thời của ông Khải, ông ấy chẳng làm được gì hết, đó là thời kỳ tham nhũng nhiều nhất… Nhưng nói gì thì nói, hồi ấy có bà Lan, ông Doanh, bà Ninh cũng còn có những đường lối tàm tạm một tí… Chứ bây giờ… chỉ có bọn phản động nó làm thôi…

Một cú điện thoại gọi cho anh, anh nghe máy và bảo: Ừ, đến đây nhậu luôn nhé, ở bờ kênh Nhiêu Lộc, gần chỗ (…)!

Hồi nãy anh bảo bọn phản động làm chính sách là sao? Tôi ra chiều không hiểu lắm! Và anh giải thích…

Này nhé, tụi phản động nảy sinh từ chính tay chân của mấy ông ấy! Nói thẳng ra là tụi quân sư… Tụi nó phản động, nên xúi mấy ông ấy làm ba cái chính sách vớ vẩn, không hợp lòng dân. Chẳng hạn như chuyện đội nón bảo hiểm, phải làm vừa để cho tụi nó có tiền, vừa để lòng dân bất bình. Rồi mới đây nhất là chuyện xe ba gác. Cấm như thế lòng dân, người nghèo không kêu ca oán hận à? Bây giờ tụi nó cứ quân sư: em thấy tụi ba gác là rất cồng kềnh, gây cản trở giao thông… nên cấm anh ạ! Thế là mấy ông ấy không đi thị sát, không nghiên cứu, cấm ngay!!! Trong khi đó, các giải pháp chưa có, đường hướng cho người nghèo sau khi cấm xe ba gác cũng chưa có!!! Ngay cả mẫu xe mới cũng chưa có… Vậy có phải là mấy ông ấy sai không? Mấy ông ấy không quan tâm đến người nghèo không? Rồi mẫu xe mới lại giao cho SAMCO làm! Chỉ một mình SAMCO… tay chân của mấy ông ấy chứ ai!!!

Tức là gì nhỉ? Tụi phản động đấy mới đáng sợ! Tụi nó làm cho không những lòng dân bất bình, mà còn làm cho mấy ông ấy trở thành con rối nữa, làm cho dân không tin vào mấy ông ấy nữa… Cái đó mới là thâm độc!!!

Anh nói tiếp: thực sự, tụi anh không lo bọn phản động ở bên ngoài, mà lo bọn phản động trong nước, trong đảng, trong chính đám quân sư, tay chân của mấy ông ấy kìa!!! Chính tụi đó mới là phản động đúng nghĩa…

Tôi uống thêm một ly rượu rồi về!

(Nguồn: Blog TOBE)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.