Qua cuộc hội thảo khoa học: Mọi sự phải minh bạch rõ ràng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thế là cuộc hội thảo khoa học về khai thác Bôxít trên đất nước ta đã được tiến hành ngày 9-4 tại Hànội.

Đã có một số văn bản, tin, biên bản, ý kiến cá nhân… sau cuộc họp.

Vẫn còn nhiều điều không minh bạch rõ ràng.

Công luận trong và ngoài nước cần được thông tin kịp thời, minh bạch, không chấp nhận sự mù mờ, muốn hiểu ra sao cũng được.

Sự cẩu thả bôi bác bắt đầu ngay từ khâu làm biên bản. Do Bộ công thương và Hội liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt nam đảm nhiệm. Lèm nhèm không thể tả. Từ tên, họ, chức vụ người dự, khi thì ghi đủ họ, tên, học vị, chức vụ, khi thì chỉ ghi tên và học vị, khi chỉ có chức vụ, khi chỉ có “Gíáo sư Hiển”, khi chỉ có trần 2 chữ: “ông Chánh”, không biết ông họ gì, học vị gì, chức vụ gì, ở cơ quan nào, làm sao lọt vào đây?! Có 5 chỗ ghi: “kèm theo bài phát biểu”, nhưng không thấy bài phát biểu đâu. Biên bản họp cấp nhà nước mà cứ như họp xóm, họp phường. Một sự bôi bác cho đến khi công bố. Chữa, xoá từng đoạn, rồi bỏ luôn! Quá tệ.

Các nhà khoa học, các chuyên viên chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, môi trường, dân tộc học… đến dự với những ý kiến từ trí tuệ và tâm huyết của mỗi người là để góp ý với ai vậy? Mọi ý kiến đều có địa chỉ chính.

Ai cũng biết, ý định cụ thể khai thác Bôxít khởi đầu từ năm 2006; hình thành kế hoạch được thủ tướng phê duyệt ngày 1-11-2007, bao gồm 3 giai đoạn: 2007-2010; 20011-2015; và 2015-2025. Ngay giai đoạn đầu đã khai thác 13 mỏ, trên địa bàn rộng đến 1.811 km2, trữ lượng 1 triệu 2 tấn alumin, chi phí 590 tỷ.

JPEG - 22 kb

Giai đoạn 1 đang mở rộng ở cả 2 tỉnh Lâm Đồng và Đak Nông, với vài trăm héc-ta đỏ loét, hàng vài trăm máy đào, ủi, san đất, với hàng chục ngàn công nhân Trung quốc, với những hợp đồng lớn đã được đại công ty Chalco (công ty Mẹ) và Chalieco (Con) trúng thầu(!) và dựng lên những bản doanh của họ mang bảng chữ Hán trên đất ta.

Tất cả các điều trên đều là chủ trương của bộ chính trị hiện có 15 người, không có thảo luận trong Ban chấp hành trung ương đảng, Quốc hội không hề biết, cho đến khi cảnh tượng khai phá rộng lọt vào mắt nhân dân, vấn đề mới vỡ lở ra.

Cho nên các nhà khoa học dự hội thảo là nhằm góp ý trước hết cho Bộ chính trị (BCT) và góp ý trước hết là về vấn đề chủ trương “nên hay không nên” khai thác bôxít lúc này ở nước ta.

Thái độ của BCT là một thái độ không rõ ràng, lờ mờ. Một mặt đồng ý có cuộc hội thảo một cách miễn cưỡng, vì họ biết rằng họ không thể bịt chặt những tiếng nói có trọng lượng xã hội của các nhân sỹ, các nhà khoa học có uy tín, trong sạch, đàng hoàng; mặt khác họ muốn qua cuộc một cuộc họp hình thức, sẽ làm xả hơi, xoa dịu những người chống đối, qua vài lời hứa hẹn điều chỉnh, chú ý, quan tâm, bổ cứu… nhưng trên cơ sở giữ nguyên chủ trương và kế hoạch đã cam kết và ký kết với phía TQ, mà họ kinh nể như cấp trên của họ vậy.

Cho nên không có một ai trong BCT dự cuộc họp thảo luận ngày 9-4 cả. Họ vừa coi thường, vừa sợ. Có lẽ cũng không một ai đọc biên bản.

JPEG - 24.5 kb

Ông Dũng uỷ nhiệm cho ông Hoàng Trung Hải thay mặt mình, ông Hải không có chân trong Bộ chính trị, chỉ là một kẻ thừa hành, cũng không có quyền gì trong chủ trương và kế hoạch khai thác bôxít. Cho nên không có kết luận nào rõ ràng. Ai hiểu ra sao cũng được.

Ông Hải kết luận cuộc họp rất mù mờ, ba phải, mâu thuẫn lu bù. Ông vừa khen những ý kiến phản biện, cảnh báo, còn chỉ thị cho các bộ, các cấp, các ngành tiếp thu ý kiến của hội thảo(!), nhưng lại ca ngợi, khẳng định chủ trương lớn, đúng đắn, khai thác bôxít là tài nguyên quý của đất nước(!), lại còn mời một đại diện Chalco và một chuyên gia Úc nói về kinh nghiệm khắc phục bùn đỏ, trong khi nước Úc – hoang mạc – và vùng Bình Quả (TQ) khác hẳn về địa hình, chất đất với vùng Tây Nguyên.

Ông dùng nhiều lần chữ “sẽ điều chỉnh”, nhưng không nói điều chỉnh cái gì, cũng như lờ tịt trước những câu hỏi về nhà thầu Trung quốc và về vấn đề có hay không có, và bao nhiêu người TQ hiện và sẽ có mặt ở địa bàn Tây Nguyên.

Khi thì ông nói sẽ tập trung cho dự án Tân Rai – Lâm Đồng, khi lại nói vẫn tiến hành cả 2 dự án Tân Rai – Lâm Đồng và Nhân Cơ – Đak Nông, ai cũng hiểu là ông không có quyền gì để quyết định cả.

Xem ra phải chờ một cuộc họp của Bộ Chính trị. Muốn thay đổi chủ trương, trước hết tổng bí thư Nông Đức Mạnh phải từ bỏ một cam kết với Bắc kinh; tiếp đó thủ tướng Nguyễn Tiến Dũng phải từ bỏ nhiều kế hoạch đã ký với chính phủ và nhà thầu Trung quốc. Hiện nay họ sợ, chân run, không dám lùi. Và mọi sự cho thấy Bộ Chính trị không muốn thay đổi, không dám thay đổi, không dám nghĩ đến thay đổi, vì họ đã cam nhận thân phận phụ thuộc rồi. Lại nhớ câu nói cay đắng của bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch sau cuộc gặp Việt – Trung ở Thành Đô năm 1991: “Thế là lại bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới!”.

Do vậy những tấm lòng yêu nước, thương dân, mọi chiến sỹ dân chủ đang mở ra một cuộc đấu tranh mới.

JPEG - 20.1 kb

Nhà văn Nguyên Ngọc, ngay sau cuộc họp, lại dõng dạc tuyên bố khai thác bôxít là phi pháp, là hoàn toàn bất hợp pháp; các dự án liên quan là vô giá trị. Khai thác bôxít là tàn phá tận gốc Tây Nguyên, từ kinh tế, an ninh, đến văn minh, văn hoá.

Nhà sử học đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc yêu cầu đưa vấn đề này ra đề thảo luận kỹ lưỡng tại phiên họp Quốc hội tháng 5 này, theo đúng quy trình do Hiến pháp và pháp luật quy định.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung và nhà kinh tế Nguyễn Thành Sơn quyết đấu tranh bền bỉ và mạnh mẽ hơn vì cuộc sống an ninh hạnh phúc của nhân dân, cho đến khi các dự án bôxít bị loại bỏ, nhường chỗ cho đường lối công nghiệp và kỹ thuật dựa vào kiến thức và trí tuệ, giữa thời đại kinh tế trí tuệ.

Một nhóm trí thức-văn hoá gồm Giáo sư Nguyễn Thế Hùng (Đại học Bách khoa Đà nẵng), nhà văn hoá Nguyễn Huệ Chi (Viện Văn học Việt nam) và nhà báo-nhà văn Phạm Toàn vừa ra một kiến nghị yêu cầu ngừng ngay các dự án khai thác Bôxít để chờ một cuộc thảo luận rốt ráo ở Quốc hội sắp đến, cho đến khi một phương án tiền khả thi được vạch ra một cách công khai khoa học. Bản kiến nghị đang được lấy chữ ký đồng tình của đông đảo nhà khoa học, nhà văn, nhà báo trong và ngoài nước.

Cho nên mọi yêu cầu hiện nay là gửi trước hết đến Bộ chính trị, nhóm lãnh đạo tự nhận nắm toàn quyền cai trị đất nước không chia sẻ cho ai; và vấn đề thảo luận trước hết là ” nên hay không nên” khai thác Bôxít lúc này; vấn đề này thật sự có ích lợi nhiều cho quốc kế dân sinh trên mọi mặt kinh tế-tài chính-an ninh-xã hội-văn hoá hay không?

Không thể chấp nhận một cuộc hội thảo khoa học lại được định hướng trước, bị cưỡng bức về nội dung và kết luận phản dân chủ, phản khoa học, các ý kiến không gửi được đến đúng địa chỉ, các vấn đề không được kết luận rõ ràng minh bạch.

Ông Hoàng Trung Hải kết luận gọn, chỉ thị cho các bộ, các cấp, các ngành hãy điều chỉnh kế hoạch qua cuộc thảo luận khoa học này . Sai địa chỉ. Ông hãy báo cáo rành rọt, đầy đủ từng ý kiến cho cả 15 thành viên Bộ chính trị, và ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh hãy điều khiển một cuộc thảo luận tập thể để lấy kết luận rồi trả lời cho giới khoa học, kinh tế, xã hội, văn hoá và toàn dân cho rõ ràng minh bạch về vấn đề hệ trọng này.

Mọi sự ỡm ờ, né tránh, xoa dịu để mua thời gian, khinh thường công luận và nhân dân, cứ coi dân ta là quá “hiền lành” , “nhút nhát” để hiếp đáp lương dân, làm liều, làm bậy, gây tai hoạ cho dân, ắt sẽ có ngày ” lãnh đủ”” đấy.

Bùi Tín
Paris 12-4-2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.