Quân đội Ukraine thật sự là một quân đội nhân dân

Phong trào toàn quốc kháng chiến Ukraine tập hợp thật sự mọi tầng lớp người dân Ukraine bảo vệ chủ quyền, nền độc lập của đất nước họ. Ảnh: Facebook Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: In Ukraine, a People’s Army Includes Rock Stars, TV Hosts and Playwrights“, James Marson, Wall Street Journal, 10/3/2022

Biên dịch: Facebook Việt Tân

Phong trào toàn quốc kháng chiến tập hợp mọi tầng lớp nhân dân bảo vệ nền độc lập của quốc gia

Đúng ra trong tháng này, vũ công Oleksiy Potyomkin sẽ trình diễn trên sân khấu của Nhà hát Opera ở thủ đô Kyiv trong vai hoàng tử trong vở ba-lê “Lileya,” một tác phẩm kinh điển của Ukraine. Nhưng thay vào đó, anh đã cầm súng và thiết bị cứu thương gia nhập cuộc kháng chiến chống lại đội quân xâm lược của Nga.

Hàng chục ngàn thường dân Ukraine đã cầm vũ khí hoặc tìm cách hỗ trợ phong trào kháng chiến trên toàn quốc chống lại cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa, đã giết hại hàng ngàn thường dân Ukraine.

Phong trào kháng chiến huy động rộng rãi người dân Ukraine từ mọi tầng lớp xã hội, bao gồm những nhân vật nổi tiếng từ nhà viết kịch đến nhà lập pháp, ca sĩ nhạc rock và người dẫn chương trình truyền hình. Tất cả tập hợp lại để bảo vệ nền độc lập của đất nước họ, khi quân đội Nga tiến tới bao vây và tấn công các thành phố của Ukraine.

Ông Potyomkin, 33 tuổi, cho biết: “Tất cả chúng tôi đều có cùng mong muốn là làm điều gì đó hữu ích.”

Một số người đã cầm vũ khí. Một số người khác lo việc nuôi quân hay phụ giúp trong các trạm y tế. Rồi còn có những người lo việc gửi thông tin, hình ảnh và video về những gì đang xảy ra tại Ukraine cho thế giới biết.

Ở phía tây của đất nước, xa tiền tuyến, các phụ nữ làm lưới ngụy trang, đan balaclavas [loại mũ trùm đầu, mặt và tai chống lạnh mùa đông], những người khác thu góp thực phẩm và thuốc men. Tất cả được chở về phía đông bằng xe hơi. Khi quay trở lại, các chiếc xe này chở đầy phụ nữ và trẻ em.

Diễn viên điện ảnh và người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Pasha Li, đã thiệt mạng trong cuộc pháo kích hôm 6 tháng Ba vừa rồi, vài ngày sau khi anh tham gia vào lực lượng bảo vệ lãnh thổ. Nhưng tin tức buồn này không làm nản lòng những người khác.

Serhiy Prytula, một diễn viên kiêm người dẫn chương trình truyền hình, điều hành một tổ chức từ thiện cung cấp thiết bị và vật tư cho binh lính Ukraine. Ông nói: “Sai lầm lớn nhất của Putin là ông ấy nghĩ rằng chúng tôi sẽ chỉ chiến đấu với quân đội Ukraine hoặc ‘một số người theo chủ nghĩa dân tộc’. Nhưng chúng tôi chiến đấu với cả quốc gia.”

Ông Prytula cho biết ông đang nhận các khoản tài trợ từ Ukraine và khắp nơi trên thế giới và đặt mua các thiết bị ở các nước láng giềng Ba Lan và Cộng Hòa Séc, cũng như ở Tây Ban Nha và Úc.

Ông đã bắt đầu giúp đỡ quân đội vào năm 2014 khi Nga xâm lược Ukraine lần đầu tiên, nhận được sự tin tưởng từ những người Ukraine khác, khi họ nhìn thấy ông đến thăm những người lính trong chiến hào ở tiền tuyến và mang viện trợ đến cho họ.

Hôm 8 tháng Ba, ông đã đặt mua 2.000 nón sắt và áo chống đạn với giá 2 triệu Mỹ Kim. Một tổ chức khác đã mua máy bay không người lái và kính nhìn đêm cho quân đội. Những người lính đáp lại bằng những món quà tất ý nghĩa: Một mảnh vỡ của một máy bay chiến đấu của Nga bị bắn rơi hiện đang được đặt ngay trong văn phòng của ông Prytula.

Các tình nguyện viên nói rằng phong trào kháng chiến từ nhân dân của Ukraine rất mạnh mẽ và linh hoạt và rất khó bị phá vỡ.

Maksym Kurochkin, một trong những nhà viết kịch nổi tiếng nhất của Ukraine, người đã tham gia lực lượng bảo vệ lãnh thổ vào ngày thứ hai của cuộc chiến cho biết: “Đây là một đội quân với những con người tự do.”

Ông cho biết những người cầm vũ khí chiến đấu bên cạnh ông bao gồm các doanh nhân, tài xế taxi, nhà báo, nhà thiết kế, người làm việc trong lãnh vực công nghệ thông tin,…

Đây là cách tiếp cận được mài giũa lần đầu tiên vào năm 2014, khi các cuộc biểu tình phản đối sự tham nhũng của chính phủ thân Nga đã khiến Tổng Thống Viktor Yanukovych, phải bỏ trốn ra khỏi nước.

Những người biểu tình đã dựng một thành phố lều ở quảng trường trung tâm của thủ đô Kyiv và bảo vệ nó trước các cuộc tấn công của cảnh sát và những kẻ côn đồ ủng hộ chính phủ. Sau khi ông Yanukovych rời đi, Nga đã xâm lược và chiếm giữ các vùng phía đông của đất nước. Nhiều người tình nguyện đã ra tiền tuyến để chiến đấu và tiếp tế cho đội quân.

Người Ukraine yêu nước nổi tiếng nhất hiện nay là Tổng Thống Volodymyr Zelensky, một cựu diễn viên hài. Những hành động của ông trong vai trò một nhà lãnh đạo thời chiến đã được các chính phủ nước ngoài ủng hộ Ukraine, và thậm chí cả những người chỉ trích ông, hoan hô.

Ông Prytula, người đã dấn thân vào chính trường cách đây vài năm vì lo lắng về hướng đi của ông Zelensky đối với đất nước, nhận xét “ông ta thực sự dũng cảm. Ông ta ở lại Kyiv là một điều rất tốt cho tất cả người dân Ukraine. Ông ta như ngọn hải đăng đối với chúng tôi. Tôi hoàn toàn đồng ý khi ông ta nói rằng chúng tôi sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.”

Anh Andriy Khvilyuk, thành viên của nhóm nhạc rock BoomBox, đáng lý ra là đang có chuyến lưu diễn ở Hoa Kỳ, nhưng thay vào đó, anh đang giúp cảnh sát tuần tra Kyiv và đăng các cập nhật thường xuyên trên Facebook. Một video anh hát phiên bản capella của một bài hát dân gian Ukraine với một khẩu súng trường đeo trên ngực trước Nhà thờ St. Sophia đã được lan truyền mạnh mẽ.

Nhóm nhạc rock của anh đã ngừng lưu diễn ở Nga từ năm 2014 sau lần đầu tiên Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine, mặc dù họ được hâm mộ nhiều ở Nga. Trong một video gần đây, anh đã nói bằng tiếng Nga với người hâm mộ ở Nga rằng: “Chúng tôi đang đợi bạn trong mọi ngôi nhà, sau mọi ô cửa sổ. Người cuối cùng, người phụ nữ già nhất, sẽ đánh bạn bằng cái muôi, bằng xẻng, để cố giết bạn.”

Kira Rudik, một nhà lập pháp và là một cựu giám đốc điều hành kinh doanh, thực tập sử dụng vũ khí trong sân nhà hằng ngày dưới sự hướng dẫn của các cựu chiến bình. Ảnh: Christpher Occhicone/ Wall Street Journal
Kira Rudik, một nhà lập pháp và là một cựu giám đốc điều hành kinh doanh, thực tập sử dụng vũ khí trong sân nhà hằng ngày dưới sự hướng dẫn của các cựu chiến bình. Ảnh: Christpher Occhicone/ Wall Street Journal

Vũ công Potyomkin đã tham gia lực lượng phòng thủ ở Odessa ngay khi cuộc chiến bắt đầu, dưới sự chỉ huy của một người bạn, một cựu chiến binh có biệt danh Samurai. Họ tuần tra trong quận của họ, tìm kiếm bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai khả nghi. Sau khi gia đình anh sơ tán đến thành phố Lviv ở phía tây, anh Potyomkin gia nhập một đội y tế.

Anh nói: “Thú thật, mọi thứ đều đáng sợ, nhưng chúng tôi luôn làm chủ được bản thân.”

Các chính trị gia, bao gồm cả cựu Tổng Thống Ukraine Petro Poroshenko, cũng đang tham gia cuộc kháng chiến.

Bà Kira Rudik, một nhà lập pháp và là một cựu giám đốc điều hành kinh doanh, chia sẻ: “Tôi nhìn căn nhà của mình, gia đình của mình, con mèo của mình và nhận ra rằng mọi thứ tôi yêu mến đều ở đây. Vậy tại sao tôi phải rời đi? Vì Putin đã quyết định lấy những gì của chúng tôi ư?”

Bà Rudik đã cầm súng và tập hợp một nhóm khoảng vài chục thành viên trong đảng và bạn bè tại nhà bà. Họ ngủ trên ghế sofa, trên sàn nhà… Họ thực tập các kỹ năng sử dụng vũ khí cơ bản trong khu vườn của bà mỗi ngày với sự giúp đỡ của các cựu chiến binh. Bà Rudik cho biết, ban đầu những người hàng xóm đều giật mình cho đến khi họ hiểu chuyện gì đang xảy ra. Đến nay, kỹ năng sử dụng súng của bà đã có tiến bộ và nhóm của bà đã tham gia điều tra các báo cáo về những kẻ phá hoại, giúp sơ tán người già hoặc hỗ trợ khắc phục hậu quả của một vụ đánh bom.

Bà nói những ngày đầu họ bị sốc, họ tụ tập lại với nhau như trong “một trại hè.” Nhưng bây giờ nhóm của họ đang tổ chức lại với những quy định nghiêm ngặt hơn như bữa ăn sáng lúc 8h30 sáng, bữa ăn tối lúc 8h30 tối và tuyệt đối cấm uống rượu. Giống như một quân đội… một Quân Đội Nhân Dân!

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?