chiến tranh Ukraine

Thủ Tướng Rishi Sunak (trái) của Anh và Tổng Thống Volodymyr Zelensky của Ukraine đi bộ tại lâu đài Chequers, Aylesbury, Anh, hôm 15/5/2023. Ảnh: Carl Court/ Getty Images

Ukraine: Hòa bình theo kiểu nào?

Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa kết thúc chuyến công du bốn quốc gia quan trọng nhất của Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý) và Tòa Thánh Vatican, chuẩn bị “căn cứ” ngoại giao và quân sự cho cuộc tổng phản công giành lại những vùng lãnh thổ bị mất, đồng thời vận động cho kế hoạch hòa bình của Ukraine vào lúc cuộc chiến có thể sắp đi vào giai đoạn phản công để tạo lợi thế cho giải pháp ngoại giao.

Ảnh trích từ video cho thấy những người bị động viên tập trung bên trong một sân vận động được biến thành trung tâm tuyển quân tại thành phố Yakutsk (Nga) ngày 23/09/2022. Ảnh: AP

Lệnh động viên “một phần” tác động ra sao đến guồng máy quân sự Nga?

Nội dung cụ thể của lệnh động viên một phần này là gì? Việc gọi nhập ngũ hàng trăm ngàn người sẽ tác động ra sao đối với quân đội Nga? Liệu việc tăng quân có thể giúp Matxcơva giành lại thế thượng phong trên chiến trường Ukraine hay không? Trên đây là một số câu hỏi mà hãng tin Anh Reuters ngày 21/09 đã tìm cách trả lời…

Nga xâm lăng Ukraine

Nhân tròn 3 năm ngày ông Zelensky được nhân dân Ukraine lựa chọn làm tổng thống – Nhìn lại để cảm nhận

Với Việt Nam, sự lựa chọn của cử tri Ukraine hôm qua [21/4/2019] nhắc nhở, rằng già nua và cũ rích đã trị vì nhiều năm thì phải loại bỏ. Bởi thế Việt Nam rất cần những khuôn mặt hoàn toàn mới mẻ.

Chúc cho lựa chọn mới của nhân dân Ukraine toàn thắng.

Bìa sách "The tragedy of great power politics" (tạm dịch “Bi kịch của nền chính trị cường quyền”) của John Mearsheimer. Ảnh: Tạp chí Nghiên Cứu Việt Mỹ

Từ “Hiện thực luận” của Mearsheimer đến Ukraine và Việt Nam

Mearsheimer không quan tâm đến “bi kịch của chính trị nhược tiểu,” nhưng các nước nhỏ thì cần. Đứng trước các lý thuyết gia “hiện thực luận,” câu hỏi đặt ra đối với các nước nhỏ là, ngoài cách làm chư hầu nô lệ, đầu hàng trước bạo lực của chính trị cường quyền, liệu có cách sinh tồn nào khác, để vừa bảo vệ được danh dự quốc gia của mình và được sống theo hệ giá trị mình muốn, vừa tránh phải đối đầu trực diện với cường quyền?

Soái hạm Moskva của Hạm Đội Biển Đen thuộc Hải Quân Nga đã bị hỏa tiễn Ukraine bắn chìm ở Biển Đen hôm 14/4/2022. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu

Số phận soái hạm Moskva và vài điều cảnh tỉnh

Bộ Quốc Phòng Nga thừa nhận soái hạm tuần dương Moskva của Hạm Đội Biển Đen đã bị chìm ở Biển Đen hôm 14/4/2022. Với Nga, đây là tin “sấm sét” làm sụp đổ sức mạnh của Hải Quân Nga. Với Tổng Thống Putin, đây còn là điềm dữ…

Nhược điểm của quân đội Nga bộc lộ trong chiến tranh Nga – Ukraine cũng như sự kết liễu của kỳ hạm Moskva là hệ quả trực tiếp của tham nhũng và độc tài. Tham nhũng và độc tài luôn cộng sinh. Nước Nga sẽ mạnh hơn về quân sự, sẽ giàu hơn về kinh tế khi rứt bỏ được độc tài.

Tổng Thống Mỹ Joe Biden (P) tiếp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long tại Nhà Trắng, Washington DC, Hoa Kỳ ngày 29/03/2022. Ảnh: Reuters - Kevin Lamarque

TT Biden: Ấn Độ -Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên cho dù có chiến tranh Ukraine

Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 29/03/2022 khi tiếp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long, Tổng Thống Mỹ Joe Biden nói Hoa Kỳ “ủng hộ mạnh mẽ việc nhanh chóng thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.” Chiến lược này được loan báo hồi tháng Hai, với cam kết dành nhiều nguồn lực ngoại giao và an ninh hơn cho khu vực nhằm chống lại ảnh hưởng Trung Quốc. Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh việc bảo đảm Ấn Độ-Thái Bình Dương “tự do và rộng mở.”

Chiến tranh Ukraine làm giá phân bón tăng cao, gây khó khăn cho nông dân Việt Nam. Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Chiến tranh Ukraine làm tăng giá phân bón, gây khó khăn cho nông dân Việt Nam

Là một quốc gia có quan hệ kinh tế khá quan trọng với cả hai nước Nga và Ukraine, cũng như là một nước xuất khẩu rất nhiều hàng hóa, Việt Nam đang bắt đầu bị tác động gián tiếp của cuộc chiến tranh Ukraine. Đáng chú ý là việc tăng giá dầu thô do xung đột Nga-Ukraine đã ảnh hưởng lây đến ngành nông sản của Việt Nam, nhất là do giá phân bón tăng theo.

Binh lính hải quân Trung Cộng tuần tra trên đảo Phú Lâm, mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, thuộc quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1/2016. Bắc Kinh tiếp tục thực hiện các phương án quân sự chống lại Việt Nam. Ảnh: Reuters

Đối với Trung Quốc, Việt Nam là mục tiêu dễ đánh chiếm hơn Đài Loan

Nếu so sánh với cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thì kịch bản một biến cố ở Biển Đông leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn trên đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng hơn là kịch bản Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan.

Tiến Sĩ Andrij Melny, Đại Sứ Ukraine tại Đức từ tháng 12/2014. Ảnh: Amin Akhtar/ WELT

Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ Tướng Olaf Scholz!

Đại Sứ Ukraine Andrij Melnyk nói, ông “bất chấp tất cả” nếu như ông có xúc phạm công chúng Đức qua những ứng xử của mình. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đưa ra những nhận xét nặng nề đối với nước Đức và giải thích lý do tại sao Putin nhìn thấu tâm can ông thủ tướng của đất nước này.

Phong trào toàn quốc kháng chiến Ukraine tập hợp thật sự mọi tầng lớp người dân Ukraine bảo vệ chủ quyền, nền độc lập của đất nước họ. Ảnh: Facebook Việt Tân

Quân đội Ukraine thật sự là một quân đội nhân dân

Bà Kira Rudik, một nhà lập pháp và là một cựu giám đốc điều hành kinh doanh, chia sẻ: “Tôi nhìn căn nhà của mình, gia đình của mình, con mèo của mình và nhận ra rằng mọi thứ tôi yêu mến đều ở đây. Vậy tại sao tôi phải rời đi? Vì Putin đã quyết định lấy những gì của chúng tôi ư?”

Một người đàn ông đi giữa những ngôi nhà bị phá hủy trong cuộc không kích của Nga vào thành phố Bila Tserkva, miền Trung Ukraine vào ngày 8/3/2022. Ảnh: Aris Messinis/ AFP

Cuộc chiến Nga-Ukraine 2022 có giống cuộc chiến biên giới Trung-Việt năm 1979?

Nhiều cư dân mạng Việt Nam đã rút ra sự tương đồng giữa hai cuộc xâm lược: Một cường quốc lớn, không hài lòng với chính sách đối ngoại của một nước nhỏ hơn, quyết định tiến hành một cuộc xâm lược để dạy cho ‘thế lực nhỏ’ một bài học. Theo nghĩa này The Diplomat cho rằng, việc Trung Quốc phát động một cuộc xâm lược chớp nhoáng vào Việt Nam vào rạng sáng ngày 17/2/1979, với hơn 600.000 quân có sự tham gia gần giống với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.