Nhân tròn 3 năm ngày ông Zelensky được nhân dân Ukraine lựa chọn làm tổng thống – Nhìn lại để cảm nhận

Nga xâm lăng Ukraine
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhìn lại để cảm nhận – 22 tháng 4, 2019.

Với Việt Nam, sự lựa chọn của cử tri Ukraine hôm qua [21/4/2019] nhắc nhở, rằng già nua và cũ rích đã trị vì nhiều năm thì phải loại bỏ. Bởi thế Việt Nam rất cần những khuôn mặt hoàn toàn mới mẻ.

Chúc cho lựa chọn mới của nhân dân Ukraine toàn thắng.

1. Nhân dân Ukraine đã có một lựa chọn mới. Volodymyr Zelensky, 41 tuổi, trước đây là diễn viên nổi tiếng trong vai từ giáo viên trở thành tổng thống của chương trình truyền hình “Người phục vụ Nhân dân,” thì bây giờ, ông thực sự đã từ diễn viên trở thành tân tổng thống Ukraine sau cuộc bỏ phiếu vòng 2 ngày 21/4/2019. Với số phiếu đã kiểm, Volodymyr Zelensky được 73% cử tri lựa chọn, vượt xa đương kim Tổng thống Poroshenko chỉ có 27% cử tri ủng hộ. Ông Poroshenko tuyên bố rời phủ tổng thống vào ngày 3/6 /2019, nhưng không rời chính trường.

Cử tri Ukraine không lựa chọn ông Poroshenko vì ông đã có một nhiệm kỳ mà không làm được điều gì đáng kể. Vẫn tham nhũng. Vẫn không giải quyết ổn thỏa quan hệ với Nga. Vẫn chưa gia nhập Liên minh châu Âu. Bầu ông vẫn chỉ thế mà thôi. Tương lai không có gì sáng sủa.

Ông Zelensky đã lấy tên phim “Người phục vụ Nhân dân” làm tên cho chính đảng tranh cử. Bây giờ thì ông thực sự trở thành “Người phục vụ Nhân dân.” Chúc cho ông Zelensky hãy là “Người phục vụ Nhân dân” chứ không phải là “Đầy tớ của Dân.”

Ông Volodymyr Zelensky còn trẻ và chưa bao giờ hoạt động chính trị. Vậy mà nhân dân Ukraine đã lựa chọn ông. Đó là vì cử tri Ukraine hy vọng vào sự đổi mới. Có ông Zelensky thì mới có cơ hội hy vọng vào tương lai tốt hơn. Nếu xấu thì thay đổi. Còn hơn ông Poroshenko là khuôn mặt đã cũ, chỉ có như bây giờ cho đến xấu hơn.

2. Tân Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ có một nhiệm kỳ vô cùng khó khăn. Khó khăn nhất của ông không phải là phát triển kinh tế mà là tìm ra con đường đối thoại với chính quyền ông Putin.

Ông Putin không muốn Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu, càng không thể gia nhập NATO. Một là Nga mất đi một đồng minh anh em Slavơ máu mủ gần gũi nhất – đã cô lập lại còn cô lập thêm. Hai là biên giới NATO có thể tiến đến sát Matxcơva, chỉ cách vài trăm km.

Điều ông Zelensky phải làm là khởi động lại tiến trình đàm phán với ông Putin có sự tham gia của đại diện các nước từ Liên minh châu Âu. Từ Liên minh châu Âu chứ không phải là đại diện của Mỹ. Vị thế địa chính trị và lịch sử của Ukraine đối với Nga rất khác so với Ba Lan hay các nước Slavơ ở Đông Âu. Cho nên phải có cách tiếp cận mới. Trong đó cần phải ghi nhớ rằng, ở thời điểm hiện tại, vấn đề Ukraine gia nhập NATO là phản đối không lùi bước của ông Putin.

Một quan hệ thành viên không đầy đủ với Liên minh châu Âu là điều có thể đạt được với Ukraine trong sự chấp nhận miễn cưỡng của lập trường Nga. Thực ra ông Putin đã không có cái nhìn hoàn toàn giống ông Tập Cận Bình trong vấn đề đội quân thứ 5.

Người Nga ở Ukraine rất đông, chiếm đến 17,3% dân số. Việc Ukraine có quan hệ mật thiết với Liên minh châu Âu, ngoại trừ gia nhập liên minh quân sự, sẽ rất có lợi cho Nga. Nền kinh tế của Nga và một bộ phận người Nga được hưởng lợi từ quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa Ukraine và Liên minh châu Âu. Thêm vào đó là sự hòa nhập và “Tây tiến” của người Nga vào châu Âu.

Mặt khác, chừng nào ông Putin còn tại vị và còn chưa tiếp nhận văn hóa dân chủ châu Âu dành cho các dân tộc – bình đẳng không kể lớn nhỏ, thì chừng đó quan hệ Nga – Ukraine vẫn còn những vấn đề không suôn sẻ. Bài toán của ông Zelensky là phải cân bằng quan hệ Đông – Tây, một điều rất không dễ trong thời ông Putin trị vì.

3. Số phận đã đưa 2 dân tộc Việt Nam và Ukraine đến vị thế có những điểm tương đồng – cùng phải sống cạnh những đế chế sô-vanh dẫn đầu bởi những cá nhân cuồng vọng. Riêng ách đô hộ tư tưởng ngoại bang, Ukraine diễm phúc hơn khi đã tự mình tháo bỏ.

Nhưng có điều khác biệt căn bản, rằng nền công nghiệp và trình độ khoa học công nghệ của Ukraine là mơ ước nhiều chục năm của Việt Nam. Ukraine sở hữu công nghệ hạt nhân, hàng không, tên lửa và nhiều lĩnh vực công nghệ cao khác. Ukraine từng là cường quốc hạt nhân số 3 thế giới sau Mỹ và Nga. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc có xuất xứ từ Ukraine. Động cơ tên lửa đẩy tầm bay 10.000 km mà cuối cùng Bắc Triều Tiên có được để đe dọa Mỹ cũng có xuất xứ từ Ukraine…

Việt Nam đáng lý ra đã sở hữu nhiều công nghệ hiện đại nếu biết cách hợp tác với Ukraine. Hơn là chỉ đơn thuần mua vũ khí rồi chuyển giao dây chuyền sản xuất vài mặt hàng cố định mà không sở hữu sáng chế cốt lõi. Tiếc rằng hợp tác mua bán vũ khí với Nga đã là yếu tố áp đảo quá mức làm lu mờ đi các kênh sống sót khác. Nói đến các kênh sống sót khác là bởi vì Trung Quốc mua nhiều vũ khí hiện đại của Nga hơn Việt Nam. Nói đến các kênh sống sót khác là bởi vì mua vũ khí nhưng không sở hữu được công nghệ.

Cần phải chỉ ra rằng, một rào cản căn bản là khi muốn sở hữu công nghệ thì phải trả tiền, dù là giá rất rẻ. Trong khi mua bán vũ khí thì dẫu phải trả đắt, vẫn có cơ hội nhận lại được tiền. Hai nhân tố đó đã khép lại cơ hội sở hữu công nghệ đỉnh cao mà Việt Nam có thể có trong hợp tác với Ukraine – điều mà Trung Quốc và nhất là Bắc Triều tiên trông chờ đến chảy máu mắt.

4. Ukraine sở hữu cơ thể và tố chất của một cường quốc. Tiếc là các hệ quả hậu Xô Viết đã hủy hoại từng phần và đang kìm hãm sức phát triển của Ukraine. Nhất là cuộc nội chiến giữa những người ruột thịt Nga – Ukraine ở miền đông Ukraine – gây ra bởi những thế lực tranh giành quyền lực, chứ không phải là do nhân dân Nga – Ukraine. Nhưng đó chỉ là tạm thời. Không ai có thể cản ngăn được bước tiến của quốc gia Ukraine thống nhất.

Biết là rất gian truân, nhưng từ sâu trong tâm khảm, chúc cho sự lựa chọn của nhân dân Ukraine toàn thắng. Để đất nước Ukraine tươi đẹp sớm được sống trong hòa bình và thịnh vượng.

5. Với Việt Nam, sự lựa chọn của cử tri Ukraine hôm qua nhắc nhở, rằng già nua và cũ rích đã trị vì nhiều năm thì phải loại bỏ. Bởi thế Việt Nam rất cần những khuôn mặt hoàn toàn mới mẻ.

Phải thay đổi. Dù khuôn mặt mới rất xa lạ.

22/4/2019
TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.