TT Biden: Ấn Độ -Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên cho dù có chiến tranh Ukraine

Tổng Thống Mỹ Joe Biden (P) tiếp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long tại Nhà Trắng, Washington DC, Hoa Kỳ ngày 29/03/2022. Ảnh: Reuters - Kevin Lamarque
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 29/03/2022 khi tiếp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long, Tổng Thống Mỹ Joe Biden nói Hoa Kỳ “ủng hộ mạnh mẽ việc nhanh chóng thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.” Chiến lược này được loan báo hồi tháng Hai, với cam kết dành nhiều nguồn lực ngoại giao và an ninh hơn cho khu vực nhằm chống lại ảnh hưởng Trung Quốc. Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh việc bảo đảm Ấn Độ-Thái Bình Dương “tự do và rộng mở.” 

Theo AFP, Thủ Tướng Lý Hiển Long cổ vũ siết chặt hơn nữa quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN, điều này giúp cho “sự hiện diện của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương, làm sâu sắc thêm mối quan hệ với nhiều nước bạn, tăng cường lợi ích chiến lược trong khu vực.”

Cũng trong cuộc gặp, tổng thống Mỹ cảnh báo cuộc chiến tranh ở Ukraine đang đe dọa “trật tự thế giới dựa trên cơ sở luật pháp,” kể cả ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, khu vực mà Washington vẫn coi là ưu tiên.

Trong tuyên bố chung, hai bên khẳng định: “Cuộc chiến tranh ở Ukraine gây tác động tiêu cực cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, vốn đã phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp.” Bên cạnh đó “những cơ hội cùng với thử thách của thế kỷ 21 đòi hỏi phải có sự hợp tác sâu sắc hơn.”

Ông Biden nói rằng “tất cả các quốc gia” đều có quyền toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền, bất kể nước lớn hay nhỏ, dân số nhiều hay ít. Tổng thống Mỹ tuyên bố: “Cuộc chiến tranh của Putin rõ ràng là không thể chấp nhận được, đối với các nước ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Đó là sự tấn công vào các nguyên tắc quốc tế cốt lõi làm nền tảng cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở mọi nơi.”

Về phía ông Lý Hiển Long, người đã phản đối việc Nga xâm lược Ukraine, cũng nhắc lại “chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia cần phải được tôn trọng.”

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ tiếp tục đe dọa Trung Quốc về hậu quả của việc Bắc Kinh tiếp sức cho Nga trong cuộc chiến với Ukraine, và đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Tuần này, Tổng Thống Biden dự kiến tiếp các nhà lãnh đạo ASEAN, nhưng cuộc họp thượng đỉnh dự kiến ngày 28 và 29/03 đã được dời lại vì không phải tất cả đều đến dự được. Một viên chức cao cấp Mỹ nói với báo chí là Nhà Trắng đang lên lịch lại.

Thụy My

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?