quan hệ Mỹ-ASEAN

Tổng Thống Mỹ Joe Biden chụp ảnh kỷ niệm với các nhà lãnh đạo ASEAN tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 12/05/2022 nhân Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN. Ảnh: Susan Walsh - AP

Mỹ sát cánh lâu dài với ASEAN để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc

Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN kết thúc ngày 13/05/2022 với cam kết nâng quan hệ từ “Đối tác Chiến lược” lên thành “Đối tác Chiến lược Toàn diện” vào tháng 11, cùng với hàng loạt dự án hợp tác, đầu tư mới trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, Tổng Thống Joe Biden vẫn không thuyết phục được khối ASEAN lên án hành động bành trướng, hăm dọa của Trung Quốc ở Biển Đông và cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Tổng Thống Joe Biden họp thượng đỉnh trực tuyến với lãnh đạo ASEAN hồi 2021. Ảnh: Reuters

Các vấn đề nổi cộm trước Thượng Đỉnh Mỹ – ASEAN

Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt giữa Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hoa Kỳ diễn ra giữa hàng loạt các cú sốc về nguồn cung, chuyển đổi lãnh đạo và cuộc xâm lăng tàn bạo của Nga ở Ukraine.

Sau những trục trặc ban đầu do Trung Quốc và Campuchia “cản mũi kỳ đà,” cuối cùng thượng đỉnh đã được “chốt lại” và sẽ diễn ra trong hai ngày 12 và 13/5/2022 tại Washington DC.

Chỉ mấy tháng sau khi lên cầm quyền, dù bận rộn với việc chống dịch Covid-19 và nhiều vấn đề cấp bách khác, hôm 26/10/2021, chính quyền Biden đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN theo phương thức trực tuyến. Ảnh: Nicholas Kamm/ AFP via Getty Images

Trước hội nghị Mỹ-ASEAN, thử nhìn quan hệ Mỹ và Đông Nam Á

Tổng Thống Joe Biden đang nỗ lực khôi phục vị trí lãnh đạo và vai trò của Hoa Kỳ ở khu vực ASEAN. Đó là một phần trong chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương mà Washington đã công bố, trong đó xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Hoa Kỳ.

Tổng Thống Mỹ Joe Biden (P) tiếp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long tại Nhà Trắng, Washington DC, Hoa Kỳ ngày 29/03/2022. Ảnh: Reuters - Kevin Lamarque

TT Biden: Ấn Độ -Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên cho dù có chiến tranh Ukraine

Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 29/03/2022 khi tiếp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long, Tổng Thống Mỹ Joe Biden nói Hoa Kỳ “ủng hộ mạnh mẽ việc nhanh chóng thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.” Chiến lược này được loan báo hồi tháng Hai, với cam kết dành nhiều nguồn lực ngoại giao và an ninh hơn cho khu vực nhằm chống lại ảnh hưởng Trung Quốc. Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh việc bảo đảm Ấn Độ-Thái Bình Dương “tự do và rộng mở.”

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken trong một sự kiện tại Washington, DC, Hoa Kỳ ngày 13/07/2021. Reuters

Biển Đông: Mỹ ủng hộ các nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh

Hôm qua, 14/07/2021, Hoa Kỳ và khối ASEAN có cuộc họp trực tuyến cấp ngoại trưởng đầu tiên thời Biden. Lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken một lần nữa bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền “phi pháp” của Bắc Kinh tại Biển Đông và khẳng định rõ Washington đứng về phía các nước Đông Nam Á chống lại các “đe dọa” của Trung Quốc.

Thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price, đưa ra sau hội nghị, cho biết: “Ngoại trưởng (Blinken) nhấn mạnh là Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách trên biển phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và tái khẳng định Hoa Kỳ đứng về phía các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền tại vùng biển này, chống lại các đe dọa từ phía Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.”

Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Wendy Sherman (trái) gặp Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm Thứ Tư, 2/6, thông báo Mỹ viện trợ cho Bangkok $30 triệu giúp Thái Lan chống dịch COVID-19 nhưng không cam kết chia sẻ vaccine mà Thái Lan đang cần. Ảnh: Government Spokesman Office via AP

Đông Nam Á trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Ông Joe Biden của đảng Dân Chủ đắc cử tổng thống Mỹ đã mang lại niềm hy vọng cho ASEAN; các thủ đô Đông Nam Á chào đón các nỗ lực của chính quyền Biden thúc đẩy mối quan hệ đồng minh và đối tác với Hoa Kỳ trong lúc Trung Quốc càng ngày càng tỏ ra hung hăng và lấn lướt các nước láng giềng nhỏ hơn. Nhưng, theo nhận định của các nhà phân tích chính trị, ngay cả khi Hoa Kỳ đẩy mạnh chiến lược thu phục nhân tâm thì Washington vẫn bị chậm chân trong lúc Bắc Kinh đã tiến rất xa trên con đường chinh phục của họ.