an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương

Tổng thống Biden và phu nhân (phải) và Thủ tướng Nhật Kishida và phu nhân tại White House 10/4/2024. Ảnh: AP/ Evan Vucci

Nhật Bản tăng cường liên minh với Mỹ để phòng ngừa Trung Quốc

Tokyo và Washington đều quyết tâm ngăn chặn Bắc Kinh thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Sự ủng hộ mà chính quyền Biden dành cho Kishida vượt xa những hỗ trợ thông thường đối với một đồng minh thân cận. Dưới thời Kishida, Nhật Bản đã thực hiện một số thay đổi quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại và an ninh kể từ Thế chiến II. Những thay đổi này được thúc đẩy bởi quyết tâm của người Nhật trong việc ngăn chặn một Trung Quốc chuyên chế thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tàu ngầm Úc HMAS Rankin tham dự diễn tập cùng Hải quân Ấn Độ ngoài khơi Darwin, Úc hôm 5/9/2021. Ảnh: Pois Yuri Ramsey/ Quân lực Úc via Getty Images

Tại sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với AUKUS?

Là một đồng minh vững chắc của Mỹ và cũng có mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, không ngạc nhiên khi Nhật Bản ủng hộ AUKUS. Trong cuộc điện đàm với Albanese vào tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lưu ý rằng AUKUS sẽ “đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong bối cảnh môi trường an ninh đang ngày càng nghiêm trọng.”

Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa phát biểu tại Đối Thoại An Ninh Shangri-La 2022 (phía sau là Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Austin). Ảnh minh họa Miami Standard

Mỹ và Trung Quốc: Câu chuyện đấu tay đôi tại Đối Thoại Shangri-La

Đối thoại thường niên do Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS tổ chức ở Shangri-La, Singapore ngày 10 tháng Sáu vừa qua đã cung cấp những thông tin gần nhất về tình hình chiến lược ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Cuộc họp quy tụ các nhà lãnh đạo quốc phòng, nhà ngoại giao, nhà chiến lược, nhà báo và lãnh đạo doanh nghiệp để xem xét những thách thức cấp bách nhất đối với an ninh và thịnh vượng của khu vực.

Chủ Tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen (trái) và Thủ Tướng Đức Olaf Scholz. Đồ họa: WELT/ J. Baumgarten

Tách khỏi Trung Quốc: Nhận thức mới của châu Âu về châu Á

“Tình hữu nghị vô bờ bến giữa Trung Quốc và Nga” và “cam kết được tuyên bố” của họ trong việc cùng nhau thay đổi trật tự quốc tế đã dẫn đến nhận thức rằng “mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản, Ấn Độ và Châu Âu không chỉ là một điều gì đó quá xa xỉ.” Hơn bao giờ hết, nó còn được coi là một điều không thể thiếu. (Dietmar Schweisgut, cựu Đại Sứ EU tại Nhật Bản và Trung Quốc)

Tổng Thống Mỹ Joe Biden (P) tiếp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long tại Nhà Trắng, Washington DC, Hoa Kỳ ngày 29/03/2022. Ảnh: Reuters - Kevin Lamarque

TT Biden: Ấn Độ -Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên cho dù có chiến tranh Ukraine

Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 29/03/2022 khi tiếp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long, Tổng Thống Mỹ Joe Biden nói Hoa Kỳ “ủng hộ mạnh mẽ việc nhanh chóng thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.” Chiến lược này được loan báo hồi tháng Hai, với cam kết dành nhiều nguồn lực ngoại giao và an ninh hơn cho khu vực nhằm chống lại ảnh hưởng Trung Quốc. Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh việc bảo đảm Ấn Độ-Thái Bình Dương “tự do và rộng mở.”

Các lãnh đạo của Bộ Tứ nhân hội nghị thượng đỉnh tại Washington DC hôm 24/9/2021. Từ trái: Thủ Tướng Nhật Sugar, Thủ Tướng Ấn Độ Modi, Tổng Thống Mỹ Biden và Thủ Tướng Úc Morrison. Ảnh: FB President Joe Biden

AUKUS và QUAD không thể bảo đảm an ninh cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương*

Một số chuyên gia lập luận rằng chúng ta đang “hiện diện trong việc thành lập” một kiến trúc an ninh mới cho Ấn Độ -Thái Bình Dương, lấy tên cuốn hồi ký của Dean Acheson, một trong những kiến trúc sư chiến lược ngăn chặn của Hoa Kỳ những năm 1940. Có lẽ chúng ta đang trên con đường đó nhưng cả khối AUKUS cũng như hội nghị thượng đỉnh của bộ Tứ (Quad) đều không giúp chúng ta tiến quá xa. Tuy cả hai đều báo hiệu sự phản kháng ngày càng tăng đối với lập trường ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, nhưng vẫn còn những khoảng trống đáng kể trong nỗ lực nhằm điều tiết các tham vọng của Trung Quốc.

Thủ Tướng Anh Boris Johnson (trái), Thủ Tướng Úc Scott Morrison (giữa) và Tổng Thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Mick Tsikas/ EPA

AUKUS là hiệp ước tương lai của vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Mọi hội nghị thượng đỉnh quốc tế thường kết thúc bằng những thông cáo chung hoành tráng, để rồi mau chóng rơi vào quên lãng. Song, thông báo mới đây về quan hệ đối tác AUKUS của Tổng Thống Biden, Thủ Tướng Anh Boris Johnson, và Thủ Tướng Úc Scott Morrison thì khác hẳn. Không phải vì hiệp ước đã khiến Pháp không hài lòng, cũng không hẳn vì thỏa ước đã nêu bật cam kết lâu dài của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà AUKUS là một quan hệ đối tác sâu sắc, linh hoạt giữa các cường quốc công nghệ hàng đầu có thể định hình thế kỷ 21, và đóng vai trò khuôn mẫu cho các liên minh Hoa kỳ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và lãnh đạo Nhật Bản, Ấn Độ và Úc họp thượng đỉnh Bộ Tứ QUAD tại Washington, ngày 24/09/2021. Ảnh: Getty Images North America/ AFP

Thượng đỉnh QUAD vì một khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”

Sau hai giờ họp, Tổng Thống Joe Biden cùng ba vị Thủ Tướng Narendra Modi, Yoshihide Suga và Scott Morrison tránh nêu đích danh Trung Quốc. Tuy nhiên, những lời lẽ trong thông cáo chung được cho là trực tiếp nhắm vào Bắc Kinh. Cũng trong văn bản này, lãnh đạo Bộ Tứ lưu ý các bên “cùng nhau, một lần nữa cam kết thúc đẩy một trật tự căn cứ trên nền tảng pháp luật, tự do, rộng mở và không nao núng trước những hành vi cưỡng ép, để củng cố an ninh, sự thịnh vượng trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương và xa hơn khu vực này.”