Ukraine: Hòa bình theo kiểu nào?

Thủ Tướng Rishi Sunak (trái) của Anh và Tổng Thống Volodymyr Zelensky của Ukraine đi bộ tại lâu đài Chequers, Aylesbury, Anh, hôm 15/5/2023. Ảnh: Carl Court/ Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa kết thúc chuyến công du bốn quốc gia quan trọng nhất của Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý) và Tòa Thánh Vatican, chuẩn bị “căn cứ” ngoại giao và quân sự cho cuộc tổng phản công giành lại những vùng lãnh thổ bị mất, đồng thời vận động cho kế hoạch hòa bình của Ukraine vào lúc cuộc chiến có thể sắp đi vào giai đoạn phản công để tạo lợi thế cho giải pháp ngoại giao.

Đối với ông Zelensky, sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Tây Âu có tầm quan trọng đặc biệt. Khi chiến tranh với Nga nổ ra cách đây 15 tháng, Tây Âu lúc đầu không nhiệt tình hỗ trợ Ukraine như các nước Đông Âu từng trải qua thời kỳ chiếm đóng của Liên Xô mấy chục năm trước. Tây Âu không muốn xung đột với Nga, hoặc do họ có quan hệ kinh tế thương mại mật thiết với thị trường Nga, hoặc phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu và khí đốt của Nga và thậm chí không tin Ukraine sẽ cầm cự được trước sức tấn công của quân đội Nga có ưu thế hơn hẳn về quân số và vũ khí.

Nhưng chiến tranh kéo dài, người dân Ukraine đã chứng tỏ họ không chỉ đứng vững mà còn gây cho quân xâm lược Nga những tổn thất nghiêm trọng. Việc cắt đứt nguồn cung dầu khí của Nga cũng không làm cho kinh tế Châu Âu sụp đổ, không đẩy châu lục này vào một “mùa Đông băng giá” như dự báo trong khi những tội ác chiến tranh của Tổng Thống Vladimir Putin của Nga càng ngày càng khiến người Châu Âu kinh hoàng. Đặc biệt, cuộc vận động hậu trường của chính quyền Tổng Thống Joe Biden của Mỹ giúp hình thành một liên minh NATO đoàn kết hơn, mạnh mẽ hơn và làm thay đổi quan điểm của các nước Tây Âu đối với cuộc kháng chiến kiên cường của người dân Ukraine.

Bây giờ thì quan hệ giữa Ukraine và Tây Âu tốt hơn rất nhiều. Không kể Hoa Kỳ – chỗ dựa lớn nhất cho Ukraine – thì Đức đã trở thành nước viện trợ nhiều thứ hai cho Ukraine về vũ khí và là nước đón tiếp nhiều người dân Ukraine đến tị nạn nhất. Đức đã viện trợ cho Ukraine 17 tỷ euro, tương đương $18,5 tỷ, chưa kể phần tài trợ của Đức qua các tổ chức đa phương như Liên Âu. Pháp và Ý không ngần ngại gửi cho Ukraine những loại vũ khí tân tiến nhất của họ và giúp huấn luyện nhiều lữ đoàn Ukraine.

Chuyến công du Tây Âu của ông Zelensky trước hết là để cảm ơn đóng góp quý giá của người dân các nước này. Ông cảm tạ Đức Giáo Hoàng Francis vì “sự quan tâm của cá nhân ngài đối với thảm kịch của hàng triệu người Ukraine.” “Lời cảm ơn tự đáy lòng gửi tới người dân Đức vì sự giúp đỡ của các bạn, vì mỗi cuộc sống của người Ukraine được cứu,” ông Zelensky nói với Thủ Tướng Olaf Scholz của Đức.

Mục tiêu quan trọng hơn của ông Zelensky là vận động viện trợ các loại vũ khí mà quân Ukraine rất cần cho cuộc tổng phản công sắp tới. Thủ Tướng Giorgia Meloni của Ý cam kết mọi hỗ trợ cần thiết cho Ukraine. Ngay trước khi ông Zelensky tới Berlin, Đức, chiều Thứ Bảy, 13 Tháng Năm, ông Boris Pistorius, Bộ trưởng Quốc Phòng Đức, thông báo đợt viện trợ vũ khí mới trị giá 2,7 tỷ euro ($3 tỷ), bao gồm xe tăng, hệ thống phòng không và đạn dược sau khi Đức đã cung cấp cho Ukraine nhiều xe tăng chiến đấu Leopard II, xe thiết giáp bộ binh, hệ thống phòng không tân tiến và pháo hạng nặng.

Anh cam kết sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không và máy bay không người lái tấn công, sau khi đã chuyển giao loại hỏa tiễn Storm Shadow có tầm bắn hơn 150 dặm (250 km) khiến Moscow hết sức tức giận. “Chúng tôi đang gửi nhiều hỗ trợ quân sự cho Ukraine để họ có vị thế mạnh mẽ nhất nhằm bảo đảm hòa bình bền vững cho đất nước họ,” Thủ Tướng  Rishi Sunak của Anh viết trên Twitter hôm Thứ Hai, 15 Tháng Năm.

Đáng chú ý, theo nhật báo The Wall Street Journal, Berlin và Kyiv đang hợp tác thiết lập một tòa án hình sự quốc tế để xét xử các nhà lãnh đạo chóp bu của Nga, kể cả ông Putin và Ngoại Trưởng Sergei Lavrov của Nga về tội ác chiến tranh.

Trở về Kyiv hôm Thứ Hai, Tổng Thống Zelensky thông báo ông rất hài lòng với chuyến công du, “với nhiều vũ khí mới và mạnh mẽ cho tiền tuyến, nhiều sự bảo vệ dân chúng ở hậu phương” và “nhiều sự ủng hộ chính trị.”

***

Nhưng có lẽ mục tiêu quan trọng nhất của ông Zelensky là vận động sự ủng hộ của Châu Âu cho sáng kiến chấm dứt xung đột mà ông gọi là Công Thức Hòa Bình (Peace Formula). Kế hoạch của ông Zelensky gồm 10 điểm, điểm quan trọng nhất là Nga phải rút quân khỏi tất cả các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Ukraine, kể cả bán đảo Crimea và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong phạm vi đường biên giới được quốc tế, kể cả Nga, công nhận năm 1991. Kế hoạch yêu cầu thành lập một tòa án đặc biệt để truy tố các tội ác chiến tranh của Nga, khôi phục cơ sở hạ tầng bị hư hại của Ukraine và bảo đảm an toàn xung quanh nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Châu Âu tại Zaporizhzhia. Sau cuộc hội đàm với Đức Giáo Hoàng Francis, ông Zelensky tự tin nói trên truyền hình Ý rằng vị chủ chăn Giáo Hội Công Giáo “biết lập trường của tôi. Chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine, đó là lý do tại sao kế hoạch mang lại hòa bình phải là kế hoạch của Ukraine.”

Chắc chắn ông Putin sẽ không chấp nhận kế hoạch của Ukraine chừng nào quân Nga chưa bị thảm bại trên chiến trường, phải rút khỏi những vùng đất đã chiếm đóng hoặc ông chưa bị áp lực quốc tế nặng nề đến mức phải từ bỏ tham vọng đế quốc của ông.

Sách lược của ông Zelensky là hai gọng kềm: Một là cuộc tổng phản công được mong đợi sẽ bắt đầu khi quân đội Ukraine có đủ vũ khí đạn dược cần thiết. Hai là áp lực ngoại giao của Phương Tây sẽ buộc ông Putin phải ngồi vào bàn đàm phán trong thế yếu. Một số điểm trong kế hoạch của ông Zelensky có thể sẽ được đàm phán để mở cho Nga một lối thoát danh dự, nhưng điều cốt lõi là Nga phải rút khỏi các vùng chiếm đóng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine sẽ giữ nguyên.

***

Trung Quốc dường như đã cảm nhận được gió sắp đổi chiều nên vội vã vào cuộc, cử đặc phái viên Lý Huy (Li Hui) đi một vòng từ Nga sang Ukraine rồi đến Ba Lan, Pháp, và Đức từ đầu tuần này để vận động cho vai trò trung gian của Bắc Kinh. Hồi cuối Tháng Hai, ông Tập Cận Bình đã đưa ra đề nghị hòa bình 12 điểm nhưng kế hoạch “sói mặc áo cừu” đó nhanh chóng bị Phương Tây và cả Nga bác bỏ.

Cái khó của đặc phái viên Lý Huy trong chuyến Tây Du là không ai tin vào lập trường “trung lập” của Trung Quốc do Bắc Kinh đến nay vẫn không công nhận Nga xâm lược Ukraine, thậm chí không gọi đó là cuộc chiến tranh. Mới đây, đại sứ Trung Quốc tại Pháp là ông Lư Sa Dã (Lu Shaye) còn gây phẫn nộ khắp Châu Âu khi tuyên bố trên truyền hình Pháp rằng các nước thành viên của Liên Xô cũ, kể cả Ukraine, không phải là quốc gia có chủ quyền. Trước làn sóng phản đối dữ dội của các nhà lãnh đạo Châu Âu, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc phải vội vã thanh minh và ông Tập vội vã gọi điện cho nhà lãnh đạo Ukraine, để nói lại rằng phát biểu của ông Lư không phản ánh quan điểm chính thức của Trung Quốc.

Thế nhưng ai cũng thấy ông đại sứ Lư đã nói rõ quan điểm căn bản của ngoại giao Trung Quốc là không bao giờ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác và sẵn sàng đe dọa những ai thách thức lợi ích của họ. Cùng với Nga, Trung Quốc đang nuôi tham vọng thay đổi trật tự thế giới hiện hành. Cho nên, ai cũng thấy điểm đầu tiên trong kế hoạch hòa bình Ukraine của Trung Quốc, “tôn trọng chủ quyền của tất cả các nước” chỉ là một lời đãi bôi, không có thực chất.

Nhưng Trung Quốc không nản chí. Bắc Kinh vẫn duy trì mối quan hệ “không giới hạn” với Moscow nhưng đồng thời “đặt gạch ở hai cửa,” nối lại liên lạc với Kyiv và Liên Âu để phòng khi Nga thảm bại thì Trung Quốc không bị gạt ra bên lề mà còn hy vọng kiếm chác trong công cuộc tái thiết Ukraine sau này.

Tính toán của Trung Quốc có thể sẽ không đi đến đâu do ông Zelensky và các đối tác Phương Tây của Ukraine vẫn cương quyết quét sạch quân Nga ra khỏi bờ cõi và đang chuẩn bị rốt ráo để làm điều đó. “[Hòa bình ở Ukraine] không phải là vấn đề của Vatican, của Mỹ, của Trung Quốc hoặc của bất kỳ nước nào trên thế giới. Bởi vì ông Putin giết người, chúng tôi không thể đàm phán với ông,” Tổng Thống Zelensky khẳng định tại Rome vào cuối tuần khi đề cập tới các nước muốn làm trung gian đàm phán.

Xem ra, chiến tranh Ukraine phải chấm dứt, nhưng hòa bình chỉ có thể vãn hồi theo quan điểm của Ukraine chứ không thể theo kiểu Trung Quốc.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.