“Quê Tàu”?…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đầu giờ chiều ngày mồng 1 Tết, mới sấp ngửa chạy từ “Chùa Bà Đanh khổng lồ” Hà Nội về quê Hải Phòng.

Cứ nghĩ đường 5 vắng lắm, như bao lần đầu năm mình tất tả lên lên xuống xuống, nhưng năm nay, có lẽ kinh tế yếu kém, tiền ít ăn dè, nên thiên hạ nhong nhong ra đường đứng hóng, làm đường 5 đông xe, chả kém ngày thường.

Về đến quê, ngỡ ngàng khi nhìn đâu cũng thấy rừng rực đỏ…

Cái sự đỏ cờ quạt, khẩu hiệu biểu ngữ, có nhẽ cũng quen, bởi đất nước mình nó thế, chả phải ngày Lễ Tết, lúc nào cũng băng cờ đầy đường, tạo công ăn việc làm cho khối anh Văn hóa thông tin, Tuyên huấn và cả những cửa hàng cửa hiệu cắt dán, làm băng rôn.

Mình ngỡ ngàng đầu năm, khi về quê hôm nay, là những chiếc đèn lồng đủ loại, từ màu đỏ đến vàng, trang kim óng ánh, cong queo chữ Tàu, treo khắp hè đường, cửa nhà, trong ngõ xóm.

Hỏi ra mới biết, mỗi chiếc đèn lồng như vậy, giá không dưới 100 nghìn đồng và người dân, được “vận động” mua – treo, theo hệ thống.

Quê An Lão mình nghèo, người dân bao đời nay, vẫn sấp mặt xuống đồng chiêm trũng kiếm con cá – mớ rươi và ước mơ thâu đêm, tựu trung lại chỉ đơn giản là phần thịt lợn đụng, ấm chân răng trong 3 ngày Tết.

Ước mơ lớn “đời sống văn hóa tinh thần”, có chăng chỉ vươn đến những buổi háo hức ra sân kho xem xiếc thú, ca nhạc tạp kỹ – bán thuốc dạo và Chương trình phim ảnh lưu động, thành phố chiếu cố cho những vùng sâu xa

Thế mà bây giờ?..

100 nghìn đồng, có thể là không nhiều so với khát khao “nhà mình xinh, quê mình đẹp”, nhưng đó cũng là mớ rau, con cá, cân thịt, chiếc bánh chưng ấm lòng ngày Tết.

Nhưng 100 nghìn là quá rẻ mạt, để hoàn tất việc “đồng hóa văn hóa” xa lạ, với từng người dân quê chân lấm tay bùn, chưa bao giờ biết đến mạng Internet và cũng chưa bao giờ tầm mắt vượt khỏi lũy tre làng, để biết đến khái niệm “bá quyền, bành trướng”…

Và liệu, trong những ngày Tết này, còn bao vùng quê khác, được cố ý hay vô tình châm lửa “đèn lồng”, để mình tự dưng lo về ẩn họa “Phố Tàu”, như ngày đầu năm mới, ở chính quê mình nghèo nàn, heo hút, xa xôi hôm nay?..

Nguồn: Blog Mai Thanh Hải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.