Quốc khánh… cuối cùng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

73 năm “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc”?

Hôm 2.9.2018, nhà nước CSVN tổ chức kỷ niệm quốc khánh lần thứ 73. Một ngày quốc khánh thật đặc biệt kể từ khi người Cộng sản giành được quyền lực với mốc dấu lịch sử 2.9.1945Quốc khánh năm nay khác với những quốc khánh trước đó được tổ chức tưng bừng, trọng thể suốt hơn 7 thập kỷ qua ở chỗ, giữa thời bình, người dân ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn được chứng kiến bầu không khí chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với hàng rào dây thép gai ở khắp các ngã tư, góc phố, nhà thờ, quảng trường và đội quân đông ngàn ngạt, đủ loại binh chủng với AK47, súng máy hạng nặng, thiết giáp,… phong tỏa nhiều tuyến đường trung tâm, các điểm văn hóa du lịch truyền thống.

Nhà cầm quyền lo ngại một cuộc biểu tình có thể nổ ra vào sinh nhật lần thứ 73 của mình.

Rõ ràng, dư âm của cuộc biểu tình ngày 10.06.2018 vẫn còn làm cho nhà cầm quyền run rẩy và thay vì tổ chức những lễ mít tinh, biểu diễn văn nghệ quần chúng ngoài trời như hàng năm là những đội quân sẵn sàng cho một cuộc bố ráp, đàn áp.

Trên hệ thống truyền thông ra rả những “lịch sử hào hùng”, “thành tựu vĩ đại” của người cộng sản, xây dựng một nhà nước “do dân và vì dân”… Ở ngoài đường, mật vụ an ninh đàn áp, bắt bớ, đánh đập người dân không cần lý do, ngăn cản những người có tiếng nói phản biện trên mạng xã hội đi khỏi nơi cư trú.

Chính quyền cấm người dân “tụ tập đông người” vào ngày lễ Độc lập. Có lẽ sau nhiều thập kỷ hòa bình, giành được sự thống nhất về mặt địa lý và áp đặt hệ thống toàn trị trên mảnh đất này, người Cộng sản lại rơi vào tâm thế nơm nớp lo sợ một “cuộc cách mạng mùa hè”, mà có lẽ là sản phẩm từ trí tưởng tượng phong phú của những “nhà đấu tranh dân chủ trên mạng xã hội”, hơn là một nguy cơ thực tế đối với chế độ. Một nhà nước “do dân và vì dân”, chưa bao giờ lại sợ hãi Nhân dân đến vậy.

73 năm trước, một bản tuyên ngôn được cho là do chính tay ông Hồ soạn thảo với những viện dẫn từ tinh thần của 2 bản tuyên ngôn của Cộng hòa Pháp và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đã được đọc trước toàn thể quốc dân “Mọi người sinh ra đều bình đẳng….” và một cái tên khai sinh đẹp được đặt tên cho thể chế và quốc gia: “Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa”.

Người ta cũng có thể thấy chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn đã ảnh hưởng đến những người Cộng sản trong giai đoạn lịch sử này, hoặc ít nhất, họ nhận thấy đó là “khẩu hiệu” khơi gợi được nhiều sự ủng hộ từ Nhân dân vì tính Nhân bản và tình yêu Tổ quốc. “Dân tộc Độc Lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh Phúc” – tinh thần của người “cha đẻ” Trung Hoa Dân Quốc, đã được ông Hồ “đạo” về với một cụm từ “rút gọn” mà vẫn được hệ thống chính trị CSVN giữ nguyên trên tất cả các văn bản pháp quy cho đến nay: Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc.

Điểm qua vài bài báo trong những ngày quốc khánh, thấy dân tình phải chịu đựng thiên tai, nhân họa thật kinh hoàng. Chỉ riêng vùng Thanh Nghệ Tĩnh, thủy điện xả lũ đã làm ngập chìm hơn 3000 hộ gia đình ở hạ lưu sông Mã, hàng chục người chết và mất tích, tổn thất về vật chất xã hội to lớn. Ba ngày nghỉ mà có đến 99 thương vong vì tan nạn giao thông, 47 người chết.

Những con số tang thương này, chẳng hề mảy may tác động đến cảm xúc của giới lãnh đạo xứ cộng sản. Những tượng đài ông Hồ nghìn tỷ vẫn mọc lên trên những vùng đất nghèo cùng kiệt, nơi mà những đứa trẻ đến trường trong túi nilong để bơi qua suối, những đứa bé tím tái trong cơn gió lạnh vùng Tây Bắc, hay cầm những tập vé số bám trên bờ tường ngó vào xem chúng bạn tựu trường… Đã 73 năm rồi, mà xem ra mong ước của ông Hồ “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” vẫn còn là giấc mơ xa vời lắm.

Hôm nay, mở bản tuyên ngôn Độc lập của ông Hồ ra đọc lại mà không khỏi kinh hãi. Những lời buộc tội chế độ Thực dân, phong kiến mà ông và những cộng sản đã từng lật đổ, giờ đây có thể được coi là một hiện thực bi thảm cho xã hội Việt Nam. Một dân tộc không còn Độc lập, Dân quyền bị tước bỏ và Hạnh phúc của đại đa số người dân chỉ là “bến bờ ảo vọng”.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào…

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

– Trích “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh 2.9.1945

Quốc khánh và quốc tang

Nếu con người sinh ra có Định Mệnh thì quốc gia hay thể chế cũng vậy? Chúng ta không lựa chọn được cha mẹ và cũng không lựa chọn được khi nào Sinh hay Tử, nếu như theo lẽ thường tình.

Việc ông Hồ lựa chọn ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 73 năm trước, có lẽ cũng là một ngày Định Mệnh. Nếu ông Hồ chết theo như lẽ thường của qui luật Sinh Lão Bệnh Tử, thì Định Mệnh đã chơi khăm ông và cả cái đất nước này khi lựa chọn cho ông ngày chết đúng vào ngày 2.9.1969.

Cái chết của ông đã làm khó cho người sống nhiều lắm vì người ta chẳng lẽ tổ chức cả quốc khánh và quốc tang vào cùng một ngày hay sao? Được biết, di nguyện của ông là được hỏa táng và tro cốt thì thả xuống biển cho “mát mẻ”, đám tang đơn giản, tiết kiệm. Nhưng cuối cùng thì cả việc chết và cái thân xác ông cũng chẳng còn do ông quyết định.

Một người được cả hệ thống thể chế suy tôn là “cha già dân tộc”, lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hóa, biểu tượng của nền Độc Lập, Tự Do của nước nhà… thì nhất định phải “sống mãi”. Và thế là, những người cộng sản đồng chí, đệ tử của ông đã phớt lờ cái mong muốn được siêu thoát của ông.

Họ mổ bụng ông, moi óc ông, ngâm ông vào bồn chứa formol như một tiêu bản trực quan y khoa, xây cho ông một cái lăng to lớn ở giữa thủ đô ngàn năm văn vật, mỗi năm chi tiêu cho việc canh giữ cái thân xác của ông khỏi mục nát cũng mất tới 9000 tỷ đồng. Tỉnh thành nào cũng thi nhau xây thêm cho ông một cái tượng đài to lớn, thi đua học tập phong cách, đạo đức của ông làm tiêu tốn hàng trăm ngàn tỷ tiền thuế của người dân và góp phần làm cho núi Nợ công “cao, cao mãi”.

Một hệ thống cầm quyền “ăn không từ một thứ gì”, từ lớn đến nhỏ, thì chuyện đám con cháu đem cái xác và sinh phần của ông ra để kiếm chác, cũng là chuyện đương nhiên. Thế mới hay, cái hệ thống quyền lực mà ông Hồ tạo ra nó ghê gớm nhường nào, nó biến ông lúc sống thì là biểu tượng của thể chế, lúc chết thì là công cụ kiếm tiền.

Thảm trạng mà dân tộc Việt phải đối mặt ngày hôm nay, quả là sự mỉa mai tàn nhẫn của lịch sử. Sau 73 năm dành được quyền lực, lật đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi cả hai nền văn minh và cường quốc lớn nhất thế giới bằng những cuộc chiến tranh dài nhiều thập kỷ, đẫm máu, người cộng sản đã xây dựng thành công một “thiên đường” cho một số ít kẻ nắm quyền lực và thân hữu, nhưng là địa ngục về Dân sinh, Dân quyền cho đại đa số người dân.

Chủ quyền quốc gia thì teo tóp sau mỗi hiệp định hợp tác với “người bạn vàng 4 tốt, 16 chữ vàng”. Một nền Độc lập vay mượn đã phải trả một cái giá tàn khốc bằng sinh mạng triệu triệu người dân, và khoản nợ thể chế khổng lồ vẫn đang phải đánh đổi bằng từng phần lãnh thổ, lãnh hải và chủ quyền quốc gia.

Bản dư đồ ngàn năm cha ông gây dựng đã trở thành “tấm da lừa” cho những người cộng sản thỏa mãn dục vọng khôn cùng. Và chẳng phải sao, ngày mùng 2.9.1945 là ngày mà ông Hồ khai sinh ra thể chế này, cũng là ngày mà nền Độc Lập, Tự Do của dân tộc đã bị bức tử bởi những người Cộng sản khi họ tự đặt mình vào vòng ảnh hưởng của kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa? Nếu vậy, thì Định Mệnh hẳn nhiên, đã có lý do để lựa chọn ngày chết cho ông Hồ.

Và ngày Độc lập… cuối cùng

Mùng 2.9.2018, vẫn cờ hoa rợp trời màu máu đỏ, nhưng mọi thứ đã có vẻ rất khác. Không có ai và không có chế độ nào có thể đủ thiên tài để tiếp tục dối trá. 73 năm đã là quá dài, và như “Liên Xô vĩ đại”, cũng chỉ tồn tại có 74 năm mà thôi. Nhà cầm quyền kỷ niệm ngày quốc khánh năm nay trong những vòng hàng rào thép gai, dùi cui và súng đạn, sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh với chính những người dân.

Tận sâu thẳm những kẻ đang ngồi trên đỉnh cao quyền lực, hơn ai hết, hiểu rất rõ sự trả giá mà họ phải đối mặt với ngày Phát xét của người dân, khi quyền lực tuột khỏi tay như thế nào.

Không có biểu tình. Giới cầm quyền thở phào nhẹ nhõm và ông Phúc trong một phát biểu đã không giấu được sự hoan hỉ “chiến thắng thể thao ở Asiad giúp đảm bảo an ninh trật tự xã hội”. Dù vậy, hàng trăm tỷ đồng của ngân sách phải chi tiêu cho một bộ máy an ninh khổng lồ trong mấy ngày lễ. Với kiểu đốt tiền như thế này thì nhà máy in tiền sẽ phải tăng gấp đôi công suất và thiên đường chủ nghĩa xã hội như Venezuela chẳng còn bao xa. Nhưng không sao, mọi chuyện đã có… Trung Quốc lo.

Theo một lộ trình hợp tác toàn diện của hai đảng cộng sản, vừa qua, ngân hàng nhà nước VN đã đồng ý sử dụng đồng Nguyên của Trung cộng ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc. Chưa bao giờ trong lịch sử hàng ngàn năm dành được chủ quyền Độc lập có một triều đại nào chấp nhận việc phụ thuộc hoàn toàn vào Bắc Triều như giới cầm quyền CSVN hiện nay.

Việc tự mình đặt chủ quyền kinh tế, cũng không khác nào chủ quyền quốc gia vào tay kẻ thù truyền kiếp quả là sự ngu xuẩn và khốn nạn không thể tưởng tượng nổi. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, giới chóp bu CSVN cần một sự đảm bảo từ Bắc Kinh để không bị sụp đổ về kinh tế xã hội như Venezuela hay Lybia. Mọi sự đã an bài. Và có lẽ, 2.9.2019 tới đây, sẽ là ngày quốc khánh cuối cùng của đất nước này, trước lộ trình sát nhập vào “mẫu quốc” vào năm 2020?

Tân Phong, 5/9/2018

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.