Quý soeurs Dòng Thánh Phaolô Hà Nội kêu cứu

Quý sơ Dòng Thánh Phaolô Hà Nội ngăn không cho nhóm người đưa thiết bị thi công vào khu đất thuộc sở hữu hợp pháp lâu đời của Nhà Dòng. Hình chụp sáng 8/5/2018. Ảnh: Truyền Thông Thái Hà
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chúng tôi vừa nhận được lời kêu cứu từ soeur Cecilia Phạm Dương Quỳnh thuộc Dòng Thánh Phaolô Hà Nội liên quan đến khu vực đất của Dòng trên đường Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Qua điện thoại, soeur Quỳnh cho biết, đêm qua một số người mang máy xúc và các phương tiện thi công vào khu vực đất số 5A-5B, Quang Trung vốn thuộc Nhà Dòng đòi thi công.

Quý soeurs đã ra ngăn cản, không có nhóm người đưa máy móc vào khu đất và cắt người coi chừng suốt đêm.

Đến sáng nay, thứ Ba, 8/5, xuất hiện người xưng là chủ thầu công trình đã đưa ‘côn đồ’ đến để sách nhiễu, đánh quý soeurs khi quý sơ cố ngăn cản việc đưa máy móc vào khu đất của nhóm người này.

Soeur Quỳnh cho biết, lực lượng chức năng địa phương để mặc nhóm người đòi thi công tự do vi phạm và có hành động đe dọa, đánh quý soeurs.

Anh chị em hãy liên đới với quý soeurs và cầu nguyện cho quý soeurs trong việc bảo vệ tài sản của hội Dòng.

Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, tháng 8/2016, khu đất 5A-5B trên đường Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội vốn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của quý soeurs Dòng Thánh Phaolo Hà Nội từ năm 1949. (Bằng Khoán Điền Thổ, số 494, cuốn 3, tờ 94)

Ngay sau biến cố 1954, chính phủ Hồ Chí Minh đã tiến hành cho Viện Vi trùng học Việt Nam đến thuê khu vực này của Nhà Dòng, vốn là ngôi nhà Tập Viện của Dòng (nhà đào tạo các nữ tu). Sau đó, nhà cầm quyền không thuê, cũng không trả, cưỡng đoạt rồi chia cho tư nhân. Từ đó đến nay Nhà Dòng không ngừng lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền trao trả lại mảnh đất này cũng như các cơ sở khác đã bị họ chiếm dụng.

Vào cuối tháng 6/2016, bà Trần Hương Ly, tại Hà Nội đã có sổ đỏ và giấy phép thi công đối với mảnh đất số 5 Quang Trung. Trước sự việc đó, quý soeurs Dòng Thánh Phaolô đã liên tục yêu cầu nhà đầu tư phải dừng việc thi công và trao trả lại mảnh đất cho Dòng.

Sau một thời gian dừng thi công và giữ nguyên hiện trạng khu đất, đến nay không hiểu sao người ta lại muốn tiếp tục thi công trên mảnh đất quý soeurs đang yêu cầu trả lại Nhà Dòng.

Hành động nhóm người của chủ đầu tư đưa đến thi công trên khu vực đất đang tranh chấp và đưa côn đồ, đầu gấu bất chấp pháp luật, khủng bố, đánh người ban ngày giữa trung tâm Thủ đô cần lên án.

Nguồn: Truyền Thông Thái Hà

Tin cập nhập:

Sáng nay, 9/5/2018, các soeurs đã xuống đường tuần hành với nhiều băng rôn đến trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm và UBND phường Trần Hưng Đạo nhằm yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm phải ra quyết định yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công và mang máy móc ra khỏi khu đất 5A-5B Quang Trung, Hoàn Kiếm thuộc sở hữu của Nhà Dòng.

Các soeurs Dòng Thánh Phaolô tuần hành trên đường phố hướng đến các trụ sở chính quyền địa phương nhằm đòi hỏi sự can thiệp kịp thời của nhà chức trách.
Tại trụ sở chính quyền địa phương.
Tại trụ sở chính quyền địa phương

Mời theo dõi vụ việc xảy ra trước đây, tháng 6 & 7/2016:

Video: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.