Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Washington, ngày 24 tháng 7 (Reuters) – Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Bản ghi nhớ của Bộ Thương mại Mỹ ngày hôm thứ Tư mà Reuters có được nói rằng “trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động liên tục tại Bộ Thương mại Mỹ… về mảng tin học… Thời hạn cho các quyết định cuối cùng trong các trường hợp chống bán phá giá sẽ được gia hạn “tổng cộng sáu ngày.”

Người phát ngôn của Bộ Thương mại cho biết một “số lượng nhỏ” hồ sơ các vụ việc chống bán phá giá và đối kháng đã bị hỏng do bản cập nhật phần mềm bị lỗi gần đây của công ty an ninh mạng CrowdStrike.

“Phù hợp với các hành động của Bộ Thương mại để đối phó với sự gián đoạn do các sự cố như vậy, việc gia hạn cho một số hồ sơ AD/CVD sẽ được thực hiện. Việc xem xét tình trạng kinh tế phi thị trường của Việt Nam được bao gồm trong số này, và sẽ được công khai vào thứ Sáu, ngày 2 tháng 8. ”

1. Quốc tang của lãnh đạo đảng

Thời hạn ngày 26 tháng 7 của việc xem xét kinh tế Việt Nam đã trở nên khó xử sau cái chết vào tuần trước của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, bởi vì nó sẽ trùng khớp với đám tang nhà nước của ông vào cùng ngày.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có kế hoạch tới Việt Nam dự đám tang hôm thứ Sáu khi bắt đầu một chuyến đi vòng quanh châu Á, nhưng giờ đây ông dự kiến ​​sẽ đến phân ưu với gia đình của ông Trọng vào cuối tuần.

Trong thời gian làm lãnh đạo đảng, ông Trọng đã theo đuổi một chính sách đối ngoại thực dụng, bao gồm cả việc nuôi dưỡng mối quan hệ với Mỹ.

Các nhà phân tích nói rằng việc công bố kết quả tiêu cực của đánh giá thương mại cùng ngày với đám tang của ông có thể gây tổn hại cho các mối quan hệ Washington đã làm việc chăm chỉ từ trước đến nay để thúc đẩy cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng với Trung Quốc.

Việt Nam từ lâu đã lập luận rằng nước này nên được giải phóng khỏi nhãn hiệu [nền kinh tế] phi thị trường vì những cải cách kinh tế gần đây, và nói rằng việc giữ lại nhãn hiệu này là xấu cho các mối quan hệ hai chiều ngày càng gần gũi mà Washington coi là đối trọng với Trung Quốc.

Những người phản đối việc nâng cấp Việt Nam – một trong 12 nền kinh tế do Washington coi là phi thị trường, bao gồm Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Azerbaijan – lập luận rằng các cam kết chính sách của Hà Nội không được kết hợp bởi các hành động cụ thể và kinh tế quốc gia này hoạt động như một nền kinh tế kế hoạch được đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh.

GS.TS. Alexander Vuving, thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương có trụ sở tại Hawaii, cho biết đó là một quyết định “đau đớn” đối với chính quyền Biden, sau khi đã nhiệt tình chăm sóc Việt Nam và làm dịu các vận động hành lang lao động và công nghiệp trong nước với cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần.

“Cái chết của ông Trọng có thể gây áp lực nhiều hơn cho Mỹ phải xích gần tới Việt Nam trong bối cảnh cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung,” Vuving nói.

“Những ngày đầu tiên trong giai đoạn lãnh đạo mới của Việt Nam rất quan trọng trong việc thiết lập định hướng tương lai của Việt Nam.

“Quyết định này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc liệu các mối quan tâm bầu cử có cân nhắc nhiều hơn những lo ngại về cạnh tranh quyền lực lớn hay không, và liệu Nhà Trắng có muốn ảnh hưởng đến Bộ Thương mại hay khuyến khích bộ này đưa ra quyết định không thiên vị.”

Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội năm ngoái, Mỹ và Việt Nam đã nâng cao mối quan hệ giữa hai quốc gia thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã thúc đẩy Việt Nam như một điểm đến “friend-shoring” để chuyển các chuỗi cung ứng của Mỹ khỏi Trung Quốc.

David BrunnstromDavid Lawder

Reuters

Cù Tuấn biên dịch

Nguồn: FB Cù Tuấn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).