RSF xếp Việt Nam hạng 175/180 về tự do báo chí năm 2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) hôm 25/4 ra báo cáo thường niên xếp hạng Việt Nam thứ 175 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí. Cũng như năm 2017, tổ chức này tiếp tục liệt Việt Nam vào điểm đen về tự do báo chí trên thế giới.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới trong bản báo cáo tình hình tự do báo chí năm 2017, cho biết có 21 nước đang ở trong tình trạng vi phạm “rất nghiêm trọng,” như Ai Cập xếp hạng thứ 161, Cuba 172, Việt Nam 175, Trung Quốc 176, hay cuối bảng là Triều Tiên, đứng hạng 180.

RSF liệt Việt Nam là điểm đen về tự do báo chí năm 2018.

Về phần Việt Nam, RSF nhận định ở quốc gia cộng sản này toàn thể các cơ quan truyền thông báo chí nhà nước đều “phải tuân theo mệnh lệnh của Đảng.”

RSF cho biết thêm nguồn tin độc lập duy nhất tại Việt Nam là từ các “blogger và người dân làm báo.” Thế nhưng các phóng viên độc lập này thường xuyên bị công an trấn áp bằng bạo lực. Họ bị xét xử án với án tù giam nặng nề với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hay “lật đổ chính quyền.”

Theo RSF, tự do báo chí ở Hoa Kỳ năm 2018 từ hạng 43 xuống hạng 45 trong số 180 quốc gia. Tổ chức này nói rằng nền báo chí ở Mỹ đã có thêm nhiều vấn đề, nhất là việc đưa “tin giả tạo” kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump làm tổng thống, và ông tuyên bố rằng “báo chí là kẻ thù của nước Mỹ.”

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Nội lực quốc gia - Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Nội lực quốc gia – Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Trong một thế giới cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nội lực không chỉ là yếu tố tăng trưởng mà là điều kiện sống còn. Việt Nam phải nhanh chóng quyết định: Tiếp tục làm gia công giá rẻ hay bước lên nấc thang cao hơn bằng năng lực sản xuất, công nghệ và bản lĩnh quốc gia thực sự?

Điểm nghẽn nào ở đây?

Chính phủ cần đưa ra các thống kê đúng về môi trường, cụ thể môi trường của Hà Nội hiện nay. Độ ô nhiễm là bao nhiêu? Do các nguyên nhân chính nào? Lộ trình giải quyết các nguyên nhân chính ấy ra sao?

Khi chính phủ ra lệnh cấm xe máy xăng trên đường trục của thủ đô rất tiếc không kèm theo các thông tin về độ ô nhiễm tổng thể ấy.

11 triệu: 7 năm tù – Hàng ngàn tỷ: 3 năm ân xá

Cách đây chưa lâu, chính chúng tôi bị nghe “dạy dỗ” là phải dùng đại từ nhân xưng “ông” cho một tội phạm vốn trước đây là quan chức chứ không được dùng “sẵng” chỉ mỗi tên riêng.

Giờ thì nhìn vào người thầy, lấy công làm lời, bị xử 7 năm tù vì tham ô có 10,7 triệu đồng. Tôi tự hỏi, tại sao thầy không “khắc phục hậu quả” để hưởng khoan hồng nhỉ?

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ thủ đô

Chủ trương, ngoài đúng còn phải công bằng

Chú em nói đúng. Một thế giới cần lao mấy chục triệu người đang chạy xe xăng để kiếm cơm hằng ngày, có những chiếc giá chỉ vài ba triệu đồng, không dễ gì đổi thành xe điện vài chục triệu. Nếu nhà nước thực sự muốn tốt môi trường và lo cho dân, hãy cho dân khoản tiền sắm sửa ban đầu ấy, khó gì chuyện dân ủng hộ chủ trương.