Sân golf trong sân bay và Thủ tướng Phúc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thấy gì qua quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía nam của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

Từ một phi trường Quốc tế có quỹ đất dự trữ 3600 ha trước năm 1975, thế mà sau khi bị “giải phóng vô” Tân Sơn Nhất dần dần bị xà xẻo, chiếm dụng làm của riêng hay cho thuê “mặt bằng” lấy tiền bỏ túi. Tân Sơn Nhất bị thu hẹp diện tích tối đa và hiện nay trở thành phi trường có phẩm chất phục vụ tồi tệ, đồng thời là một cái hồ chứa nước mùa mưa.

Ấy thế mà từ năm 2016 người ta còn khám phá ra một điều bất ngờ là có một “sân golf trong sân bay”. Chẳng những vậy nó còn có cả một “cụm” khách sạn, nhà hàng cao cấp sẵn sàng phục vụ khách ăn chơi quốc tế tới bến.

Người ta nói “quân đội” đã cắt ra 157 ha đất, một phần nhỏ nhoi trong hàng ngàn ha đất trống mà họ quản lý sau năm 1975, giao cho Tập đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh khai thác. Dĩ nhiên đây là một cơ hội béo bở cho một số tướng tá thế lực ở Bộ quốc phòng và một số quân nhân cao cấp địa phương. Đó là thời của tướng Phùng Quang Thanh và con trai đại tá Phùng Quang Hải. Thật tội nghiệp cho người lính trong thời bình, hưởng được gì từ sân golf và khách sạn đó?

Trong khi dự án sân bay Long Thành “hoành tráng” chưa vay được đồng nào, vấn đề mở rộng Tân Sân Nhất trở nên cấp bách hơn bao giờ hết để phục vụ hành khách. Nhưng vấp phải một vấn đề nan giải: thiếu đất hay không có đất cho dự án mở rộng.

Thế là dư luận ào ào như sôi vì 157 ha của Tân Sơn Nhất rõ ràng đang do Him Lam xử dụng, đang tận tình khai thác ngay trong vòng đai phi trường. Và Bộ quốc phòng cũng đang “quản lý” 18 ha sẵn sàng cho thuê kiếm chút tiền còm. Mặc cho dư luận chỉ trích, đại gia Dương Công Minh và tướng tá Bộ quốc phòng bình chân như vại. Thiên hạ lao nhao một thời gian rồi cũng chịu thua “sân golf trong sân bay”.

Thế rồi hôm 28 tháng 3, báo chí trong nước đồng loạt loan tin: “Thủ tướng quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía nam”. Và giải thích thêm: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chọn phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam do Công ty tư vấn độc lập Pháp ADPI đề nghị. Đất sân golf ở phía bắc sẽ được sử dụng từ sau năm 2025”. Quyết định theo Công ty tư vấn Pháp ADPI có phải là một quyết định đúng hay không và người dân có được “tham vấn” hay không?

Có vài vấn đề mà lấy quyền người dân trong nước thấy cần phải lên tiếng.

Thứ nhất, mở rộng sân bay về phía Nam buộc phải giải tỏa di dời hàng ngàn gia đình, bắt người dân phải dọn khỏi nơi họ đã an cư lạc nghiệp lâu nay. Đứng về phương diện dân sinh, nó đi ngược lại những lời rêu rao về một chính phủ kiến tạo “do dân, vì dân”.

Thứ hai, đất phía Bắc có sân golf và 18 ha của Bộ quốc phòng được kinh doanh tồn tại tới năm 2025 sẽ xây các công trình phụ trợ. Câu hỏi đặt ra là tại sao không thu hồi và xử dụng 157 ha của Him Lam và 18 ha của Bộ quốc phòng để mở rộng Tân Sơn Nhất? Vả lại sau năm 2025, ai biết chuyện gì sẽ xảy ra hay lại cắt vài trăm ha đất cho Him Lam xây thêm sòng bạc cao cấp?

Thứ ba, chính phủ của Thủ tướng Phúc lý giải rằng “Giải pháp này sẽ giảm diện tích đất phải thu hồi, khoảng cách giữa các nhà ga gần hơn cùng với giảm chi phí và thời gian thi công.” Đây chỉ là cách nói ngụy biện để không đụng chạm tới khách sạn, nhà hàng, sân golf đang kinh doanh hái ra tiền của tài phiệt bắt tay với một số tướng tá có quyền lợi của Bộ quốc phòng. Nghĩa là tay ai đã nhúng chàm rồi! Mở rộng phi trường về phía Nam nảy sinh chi phí đền bù giải tỏa hàng ngàn gia đình, không thể nói một câu thiếu suy nghĩ là “giảm chi phí và thời gian thi công”.

Kết luận lại, từ đứa con nít ba tuổi đến ông già chín chục đều thấy thực sự đây là một vụ cướp đất hợp pháp có ăn chia giữa chính phủ, các đại gia đỏ và các tướng lãnh Bộ quốc phòng.

Các tướng tá này ngày nay rất giỏi nghề đánh golf, chơi chim, đánh bạc, khai thác khách sạn và quyết tâm theo đuổi chủ trương “Quân đội làm kinh tế”. Nhưng tiếc thay họ lại cụp đuôi trước kẻ xâm lăng Trung Cộng. Và thay vì bảo vệ biển đảo, họ gồng mình bảo vệ “đồi Him Lam” của ông chủ Dương Công Minh.

Qua sự kiện này càng cho thấy thế lực của lợi ích nhóm trong phi trường Tân Sơn Nhất rất mạnh, không ai sánh bằng. Cho dù người đốt lò vĩ đại có đốt thêm bao nhiêu chiếc lò đi nữa cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Nhưng sau cùng, dân đen muốn hỏi: “Thủ tướng bỏ túi bao nhiêu đô-la khi ký quyết định này?”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.