Sao thầy không dạy, không dạy…*

Ảnh: FB Thái Hạo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thấy nhiều báo ca ngợi bài diễn văn này của hiệu trưởng trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, đặc biệt là cái câu trong hình. Tò mò, tối qua tôi tìm đọc. Đọc 2 lần. Một bài dài tới hơn 2700 chữ!

Dài thế này, đọc dưới dạng diễn văn trước cử tọa thì ít nhất cũng mất 15 phút. Mà mấy nay, trời miền Bắc nắng nóng kinh khủng. Nhớ đến cảnh học sinh trường tôi cũng dịp này, ngồi trong cái chói chang nực nội để nghe ê a hết ông này đến bà nọ khoe thành tích và giáo huấn, nghĩ mà thương.

Quay lại. Tôi đã nghiêm túc và kính cẩn đọc bài diễn văn 2700 chữ này. Thật lòng, vẫn không nắm được chủ đề của nó là gì. Từ chuyện nọ sang chuyện kia, dàn trải miên man vô bờ vô bến. Nhưng bao trùm lên là đạo đức. Nào là giang sơn gấm hoa, nào là nhân dân anh hùng, nào là máu xương thấm đất, nào là đất nước còn nghèo, nào là hi sinh cống hiến, nào là trung thực vị tha, nào là yêu thương che chở, nào là nhẫn nại kiên trì, nào là trong sạch thơm tho…

Thú thực, ngày xưa tôi đi học, nếu thầy cô tôi nói với tôi rằng, kẻ cầm quyền hủ bại, đất nước đầy rẫy bất công, cái ác lan tràn… Đạo đức phải là đứng thẳng, tranh đấu không khoan nhượng, đừng cúi đầu cam chịu, đừng nhẫn nhục ngụy tín, đừng an phận cầu vinh…, thì có lẽ tôi đã không u mê dài đến thế.

Tiếc rằng, mãi khi lên đến cao học, tôi mới gặp thầy, mà cũng chỉ mấy ngày ngắn ngủi…

Đọc một bài diễn văn lê thê mà càng đọc như càng chìm sâu vào mấy trăm năm trước của tam cương ngũ thường, của quân thần phu phụ, của bề tôi ngoan đạo, của độc thiện kỳ thân, của tấc đất ngọn rau ơn chúa…

Ôi. Thầy còn dạy hãy coi khinh tiền bạc. Ô hô. Không có tiền thì sống làm sao? Lại viết bài “hàn Nho” để ca ngợi nghèo khổ mà thanh cao chăng?

Sao thầy không dạy rằng, nghèo là hèn, nhà giáo càng không nên nghèo; các em phải thay đổi hình ảnh của mình?

Sao thầy không dạy rằng, nước ta nghèo vì quản trị hủ hóa, tham nhũng tràn lan nên giáo viên cơ hàn?

Sao thầy không dạy rằng, đừng chấp nhận sống nghèo vì đã để kẻ khác làm tiền trên lưng các em?

Sao thầy không dạy rằng, hãy đấu tranh đòi tinh giản bộ máy cồng kềnh, ngăn chặn tham nhũng, dồn tiền ấy vào tăng lương để nhà giáo có thể sống đường hoàng được bằng lương?

Sao thầy không dạy, không dạy…

Thái Hạo

Nguồn: FB Thái Hạo

* Tựa do BBT đặt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Nội lực quốc gia - Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Nội lực quốc gia – Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Trong một thế giới cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nội lực không chỉ là yếu tố tăng trưởng mà là điều kiện sống còn. Việt Nam phải nhanh chóng quyết định: Tiếp tục làm gia công giá rẻ hay bước lên nấc thang cao hơn bằng năng lực sản xuất, công nghệ và bản lĩnh quốc gia thực sự?

Điểm nghẽn nào ở đây?

Chính phủ cần đưa ra các thống kê đúng về môi trường, cụ thể môi trường của Hà Nội hiện nay. Độ ô nhiễm là bao nhiêu? Do các nguyên nhân chính nào? Lộ trình giải quyết các nguyên nhân chính ấy ra sao?

Khi chính phủ ra lệnh cấm xe máy xăng trên đường trục của thủ đô rất tiếc không kèm theo các thông tin về độ ô nhiễm tổng thể ấy.

11 triệu: 7 năm tù – Hàng ngàn tỷ: 3 năm ân xá

Cách đây chưa lâu, chính chúng tôi bị nghe “dạy dỗ” là phải dùng đại từ nhân xưng “ông” cho một tội phạm vốn trước đây là quan chức chứ không được dùng “sẵng” chỉ mỗi tên riêng.

Giờ thì nhìn vào người thầy, lấy công làm lời, bị xử 7 năm tù vì tham ô có 10,7 triệu đồng. Tôi tự hỏi, tại sao thầy không “khắc phục hậu quả” để hưởng khoan hồng nhỉ?

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ thủ đô

Chủ trương, ngoài đúng còn phải công bằng

Chú em nói đúng. Một thế giới cần lao mấy chục triệu người đang chạy xe xăng để kiếm cơm hằng ngày, có những chiếc giá chỉ vài ba triệu đồng, không dễ gì đổi thành xe điện vài chục triệu. Nếu nhà nước thực sự muốn tốt môi trường và lo cho dân, hãy cho dân khoản tiền sắm sửa ban đầu ấy, khó gì chuyện dân ủng hộ chủ trương.