Shinzo Abe, người có chiến lược ngăn chặn bành trướng Trung Quốc

Cựu Thủ Tướng NHật Shinzo Abe, người bị ám sát chết hôm 8/7/2022 khi đang vận động tranh cử vào Thượng Viện Nhật Bản. Ảnh: WJS (chụp 2015)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm nay 68 tuổi, cựu Thủ tướng Shinzo Abe, bị sát hại hôm nay, 08/07/2022, có lẽ sẽ đi vào lịch sử trong tư cách là người đã phá vỡ kỷ lục tại nhiệm trong cương vị thủ tướng Nhật Bản.

Di sản đối nội của ông là chính sách kinh tế mang tên ông là “Abenomics,” góp phần duy trì vị trí cường quốc kinh tế của đất nước. Còn trong lãnh vực đối ngoại, ông nổi tiếng là người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao độ, biết đề ra chiến lược nâng cao vai trò của Tokyo, hạn chế đà bành trướng của Trung Quốc.

Sinh năm 1954 trong một gia đình danh giá Nhật Bản theo xu hướng bảo thủ về chính trị, ngay từ đầu, ông Shinzo Abe đã gia nhập hàng ngũ đảng Dân Chủ Tự Do gần như cầm quyền liên tục tại Nhật Bản từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Đến năm 2006, vào tuổi 52, ông lần đầu tiên trở thành thủ tướng trong một nhiệm kỳ ngắn ngủi đúng 1 năm, nhưng là người đứng đầu chính phủ Nhật Bản trẻ nhất thời hậu chiến, người đầu tiên sinh sau Thế Chiến Thứ Hai.

Phải chờ đến năm 2012, sau chiến thắng áp đảo của đảng Dân Chủ Tự Do trong cuộc bầu cử Quốc Hội, ông được bầu làm thủ tướng lần thứ hai, rồi thêm hai nhiệm kỳ khác, kéo dài tổng cộng gần 8 năm, trở thành người nắm chức vụ thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, chỉ từ chức vào tháng 9 năm 2020 vì lý do sức khỏe.

Theo hãng tin Pháp AFP, chính trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai (2012-2020) mà ông Abe đã gây ấn tượng mạnh với chính sách khôi phục kinh tế táo bạo và những hoạt động ngoại giao mạnh mẽ.

Shinzo Abe được biết đến nhiều nhất ở nước ngoài với chính sách kinh tế được mệnh danh là “Abenomics” được đưa ra từ cuối năm 2012, kết hợp giữa nới lỏng tiền tệ, kích thích tài chánh và cải cách cơ cấu, một chính sách đã mang lại những thành công nhất định, dù không trọn vẹn.

Về đối ngoại, điểm nổi bật của ông Shinzo Abe là quan điểm không để nước Nhật ngày nay bị gánh nặng thời quân phiệt trong quá khứ chi phối, nỗ lực thúc đẩy việc sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa của Nhật Bản để cho phép Quân Đội Nhật can thiệp ra ngoài nước.

Trên tinh thần đó, năm 2015, ông Abe đã thúc đẩy thông qua luật an ninh gây tranh cãi cho phép quân đội Nhật Bản tham gia các nhiệm vụ chiến đấu ở nước ngoài cùng với các lực lượng đồng minh, như một phần của “quyền tự vệ tập thể.”

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng bành trướng thế lực lấn lướt các láng giềng, Thủ tướng Abe đã đề ra một loạt chiến lược đối phó, từ sáng kiến kinh tế TPP, rồi CPTPP (sau khi Mỹ rút đi), cho đến việc hình thành khối Tứ Giác Kim Cương, còn gọi là Bộ Tứ QUAD tập hợp 4 nền dân chủ châu Á-Thái Bình Dương (Nhật, Mỹ, Ấn, Úc).

Chính Thủ tướng Abe là người đã thúc đẩy việc tăng cường hợp tác với các quốc gia Biển Đông bị Trung Quốc chèn ép, cụ thể là Philippines và Việt Nam, kể cả về mặt Quốc Phòng.

Quan điểm đối kháng Trung Quốc của ông Shinzo Abe dĩ nhiên đã bị Bắc Kinh đả kích. Trong một bài xã luận ngày 15/12/2021 về việc ông Abe từ chức thủ tướng Nhật Bản, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã không ngần ngại gọi ông Abe là “chính khách bài Trung Quốc ‘đầu sỏ’ tại Nhật Bản.”

Trọng Nghĩa

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.